- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Đặc điểm các ống kính Canon ngàm EF
25/04/2016, 04:21 AM
Hệ ngàm EF của ống kính Canon sau khi ra đời đã chiếm được cảm tình của khá nhiều người. Đây là sản phẩm minh chứng cho sự tiến bộ trong vấn đề kỹ thuật và tầm nhìn của Canon. Đồng thời, chất lượng sản phẩm được đảm bảo chính là chìa khóa cho sự thành cống. Nhưng, chúng ta biết gì về dòng ống kính Canon này?
>>>Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu các ký hiệu trên ống kính Nikon
Tự động hóa hoàn toàn
Loại ngàm EF là hệ thống ngàm được điều khiển điện tử hoàn toàn, khác với sự điều khiển cơ học trước đây như khi vận hành tính năng thay đổi khẩu độ. Cũng từ đó, một chức năng mới được giới thiệu với đông đảo người dùng là tính năng lấy nét tự động AF. Những cải tiến này được Canon phát triển để mang lại một cuộc cách mạng thật sự với việc truyền tải các giá trị và thông số từ ống kính qua máy ảnh bằng tín hiệu điện.
Ngày nay, các hệ thống mô-tơ lấy nét siêu âm (USM) cũng được phát minh và khiến việc lấy nét có thể diễn ra trong yên lặng, không gây ồn. Hãng cũng là nhà sản xuất đầu tiên trong việc trang bị các công nghệ hiện đại lên ống kính của mình.
Sử dụng các loại thấu kính khác nhau cho kết quả tốt hơn
- Thấu kính phi cầu: Có một điều rất dễ nhận thấy ở dòng EF là các ống kính sử dụng đa phần các thấu kính phi cầu. Lý do là bởi chúng có khả năng chỉnh méo hình ảnh và có thể đạt được sự nhỏ gọn cần thiết trong quá trình thiết kế. Đối với những ai có kiến thức thì đều biết, ngay từ 1971, loại thấu kính phi cầu đã được sử dụng phổ biến trong các ống kính Canon.
- Thấu kính Fluorite: là thấu kính cho khả năng điều chỉnh sắc sai rất tốt. Các ống ngàm EF được trang bị thấu kính này thường là các ống kính serie L của Canon. Ra đời vào năm 1960, Canon đã cho thấy hãng là người tiên phong bởi không có hãng nào khác trang bị loại thấu kính này cho các ống kính của họ vào cùng thời điểm.
- Thấu kính UD: cũng được phát triển với chức năng chỉnh sai sắc như loại thấu kính Fluorite. Tuy nhiên, có đôi chút khác biệt khi sử dụng, thường thì 2 thấu kính UD gộp lại sẽ có chức năng tương tự 1 thấu kính Fluorite. Và kể từ khi ra đời cuối những năm 1970 thì gần 20 năm sau, tức 1990, các ống kính Canon được tăng sức mạnh với phiên bản cao cấp hơn là thấu kính super UD. Phiên bản mới này mang lại hiệu suất cao gấp nhiều lần.
- Thấu kính nhiễu xạ nhiều lớp OD: So với các loại thấu kính trên thì loại này có tuổi đời phát triển khá non trẻ. Nhưng sự lợi hại mà nó mang lại thì bất cứ ai cũng phải công nhận bởi nó cho phép thu gọn kích thước ống kính và chất lượng ảnh vẫn được đảm bảo ở mức cao nhất. Thấu kính OD có thể kiểm soát đường đi của ánh sáng thông qua hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng (là hiện tượng xuất hiện khi ánh sáng xuyên qua cạnh chướng ngại vật). Loại này kết hợp cả sự nhỏ gọn của thấu kính phi cầu và các tinh túy về hiệu suất của thấu kính fluorite nên các ống kính Canon ngày nay luôn nhận được sự tin tưởng.
Tính năng chống tung độc đáo
Có thể nói tính năng chống rung Image Stablilizer (IS) là một sự thành công khác của Canon khi sử dụng trên các ống kính SLR. Các cảm biến con quay được tích hợp thêm để phát hiện ra những rung lắc dù nhỏ nhất và tiến hành xử lý bằng phương pháp khắc phục quang học.
Phải kể tới sự ra đời của ống kính Canon EF75-300mm f/4-5.6 IS USM vào năm 1995, với hệ thống IS dùng các con quay cảm biến khi phát hiện rung lắc sẽ di chuyển các nhóm thấu kính để chỉnh lại đường dẫn quang học trong các ống kính, làm cho hình ảnh được đảm bảo đồng nhất, không bị lệch nét từ thấu kính đầu tiên cho tới khi vào cảm biến. Đối với các nhiếp ảnh gia mà nói, tính năng này chẳng khác gì một “cứu tinh” giải phóng họ khỏi sự phiền phức với những chiếc chân máy nặng nề mà cồng kềnh, khi bắt buộc phải chụp phơi sáng cao trong điều kiện thiếu sáng.
Sau này, khi thời đại các máy kỹ thuật số được phát triển vào khoảng những năm cuối của thập niên đầu của thế kỷ 21, thì IS được tăng cấp lên thành khái niệm mới là Hybrid IS. Vấn đề rung lắc trên các máy ảnh thời kỳ này thực sự nghiêm trọng bởi độ phân giải điểm ảnh cao khiến hình ảnh dễ bị lệch nét. Các ống kính Canon thời này được trang bị tính năng Hybrid IS cao cấp có khả năng khử rung khả theo góc và rung khi dịch chuyển. Điều này là một lợi thế lớn cho những ai muốn chụp cận cảnh hay macro – là những thể loại hầu như không thể sử chân máy để cố định.
Ống kính dành cho máy ảnh có số “chấm” cao
Lịch sử phát triển của các máy ảnh không thể không kể tới các máy ảnh phim từng làm mưa làm gió một thời với số điểm ảnh hiệu dụng không quá cao. Bước sang thời kỳ phát triển của các máy ảnh kỹ thuật số, chiếc máy ảnh Canon đầu tiên của thời kỳ này là một chiếc DSLR mang số hiệu EOS. Các ống kính Canon dòng EF vẫn còn tương thích khá tốt với các máy ảnh phim nên chưa cần tới sự thay đổi.
Tuy nhiên, sự chạy đua về độ phân giải thực sự bùng nổ khi các máy kỹ thuật số được phát triển hàng loạt. Tới lúc này, dòng EF được phát triển để đáp ứng nhu cầu cao hơn về hiệu suất làm việc. Và năm 2004, dòng serie EF-S được tung ra thị trường với vật liệu cấu tạo chủ yếu bằng hợp kim magie để giảm bớt sự nặng nề và tăng độ bền. Ngày nay, ta có thể thấy được các ống kính siêu tele mà các phóng viên thể thao hay các nhà nghiên cứu động vật hoang dã hay dùng.
Nếu bạn có nhu cầu muốn mua ống kính Canon, có thể liên hệ Binh Minh Digital để mua được những sản phẩm chính hãng với giá hấp dẫn thông qua hình thức: mua hàng trả góp hoặc thanh toán một lần.
>>>Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu các ký hiệu trên ống kính Nikon
Tự động hóa hoàn toàn
Loại ngàm EF là hệ thống ngàm được điều khiển điện tử hoàn toàn, khác với sự điều khiển cơ học trước đây như khi vận hành tính năng thay đổi khẩu độ. Cũng từ đó, một chức năng mới được giới thiệu với đông đảo người dùng là tính năng lấy nét tự động AF. Những cải tiến này được Canon phát triển để mang lại một cuộc cách mạng thật sự với việc truyền tải các giá trị và thông số từ ống kính qua máy ảnh bằng tín hiệu điện.
Một ưu điểm khác đáng chú ý hơn là việc tích hợp trực tiếp mô-tơ lấy nét vào thân ống kính giúp quá trình tự động diễn ra suôn sẻ hơn, chính xác hơn và nhanh hơn rất nhiều. So với các đối thủ ngày đó chỉ tích hợp mô-tơ lấy nét vào trong thân máy, thì hành động này của Canon đã chứng minh được tầm nhìn xa trông rộng.
Ngày nay, các hệ thống mô-tơ lấy nét siêu âm (USM) cũng được phát minh và khiến việc lấy nét có thể diễn ra trong yên lặng, không gây ồn. Hãng cũng là nhà sản xuất đầu tiên trong việc trang bị các công nghệ hiện đại lên ống kính của mình.
Sử dụng các loại thấu kính khác nhau cho kết quả tốt hơn
- Thấu kính phi cầu: Có một điều rất dễ nhận thấy ở dòng EF là các ống kính sử dụng đa phần các thấu kính phi cầu. Lý do là bởi chúng có khả năng chỉnh méo hình ảnh và có thể đạt được sự nhỏ gọn cần thiết trong quá trình thiết kế. Đối với những ai có kiến thức thì đều biết, ngay từ 1971, loại thấu kính phi cầu đã được sử dụng phổ biến trong các ống kính Canon.
- Thấu kính Fluorite: là thấu kính cho khả năng điều chỉnh sắc sai rất tốt. Các ống ngàm EF được trang bị thấu kính này thường là các ống kính serie L của Canon. Ra đời vào năm 1960, Canon đã cho thấy hãng là người tiên phong bởi không có hãng nào khác trang bị loại thấu kính này cho các ống kính của họ vào cùng thời điểm.
- Thấu kính UD: cũng được phát triển với chức năng chỉnh sai sắc như loại thấu kính Fluorite. Tuy nhiên, có đôi chút khác biệt khi sử dụng, thường thì 2 thấu kính UD gộp lại sẽ có chức năng tương tự 1 thấu kính Fluorite. Và kể từ khi ra đời cuối những năm 1970 thì gần 20 năm sau, tức 1990, các ống kính Canon được tăng sức mạnh với phiên bản cao cấp hơn là thấu kính super UD. Phiên bản mới này mang lại hiệu suất cao gấp nhiều lần.
- Thấu kính nhiễu xạ nhiều lớp OD: So với các loại thấu kính trên thì loại này có tuổi đời phát triển khá non trẻ. Nhưng sự lợi hại mà nó mang lại thì bất cứ ai cũng phải công nhận bởi nó cho phép thu gọn kích thước ống kính và chất lượng ảnh vẫn được đảm bảo ở mức cao nhất. Thấu kính OD có thể kiểm soát đường đi của ánh sáng thông qua hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng (là hiện tượng xuất hiện khi ánh sáng xuyên qua cạnh chướng ngại vật). Loại này kết hợp cả sự nhỏ gọn của thấu kính phi cầu và các tinh túy về hiệu suất của thấu kính fluorite nên các ống kính Canon ngày nay luôn nhận được sự tin tưởng.
Tính năng chống tung độc đáo
Có thể nói tính năng chống rung Image Stablilizer (IS) là một sự thành công khác của Canon khi sử dụng trên các ống kính SLR. Các cảm biến con quay được tích hợp thêm để phát hiện ra những rung lắc dù nhỏ nhất và tiến hành xử lý bằng phương pháp khắc phục quang học.
Phải kể tới sự ra đời của ống kính Canon EF75-300mm f/4-5.6 IS USM vào năm 1995, với hệ thống IS dùng các con quay cảm biến khi phát hiện rung lắc sẽ di chuyển các nhóm thấu kính để chỉnh lại đường dẫn quang học trong các ống kính, làm cho hình ảnh được đảm bảo đồng nhất, không bị lệch nét từ thấu kính đầu tiên cho tới khi vào cảm biến. Đối với các nhiếp ảnh gia mà nói, tính năng này chẳng khác gì một “cứu tinh” giải phóng họ khỏi sự phiền phức với những chiếc chân máy nặng nề mà cồng kềnh, khi bắt buộc phải chụp phơi sáng cao trong điều kiện thiếu sáng.
Sau này, khi thời đại các máy kỹ thuật số được phát triển vào khoảng những năm cuối của thập niên đầu của thế kỷ 21, thì IS được tăng cấp lên thành khái niệm mới là Hybrid IS. Vấn đề rung lắc trên các máy ảnh thời kỳ này thực sự nghiêm trọng bởi độ phân giải điểm ảnh cao khiến hình ảnh dễ bị lệch nét. Các ống kính Canon thời này được trang bị tính năng Hybrid IS cao cấp có khả năng khử rung khả theo góc và rung khi dịch chuyển. Điều này là một lợi thế lớn cho những ai muốn chụp cận cảnh hay macro – là những thể loại hầu như không thể sử chân máy để cố định.
Ống kính dành cho máy ảnh có số “chấm” cao
Lịch sử phát triển của các máy ảnh không thể không kể tới các máy ảnh phim từng làm mưa làm gió một thời với số điểm ảnh hiệu dụng không quá cao. Bước sang thời kỳ phát triển của các máy ảnh kỹ thuật số, chiếc máy ảnh Canon đầu tiên của thời kỳ này là một chiếc DSLR mang số hiệu EOS. Các ống kính Canon dòng EF vẫn còn tương thích khá tốt với các máy ảnh phim nên chưa cần tới sự thay đổi.
Tuy nhiên, sự chạy đua về độ phân giải thực sự bùng nổ khi các máy kỹ thuật số được phát triển hàng loạt. Tới lúc này, dòng EF được phát triển để đáp ứng nhu cầu cao hơn về hiệu suất làm việc. Và năm 2004, dòng serie EF-S được tung ra thị trường với vật liệu cấu tạo chủ yếu bằng hợp kim magie để giảm bớt sự nặng nề và tăng độ bền. Ngày nay, ta có thể thấy được các ống kính siêu tele mà các phóng viên thể thao hay các nhà nghiên cứu động vật hoang dã hay dùng.
Nếu bạn có nhu cầu muốn mua ống kính Canon, có thể liên hệ Binh Minh Digital để mua được những sản phẩm chính hãng với giá hấp dẫn thông qua hình thức: mua hàng trả góp hoặc thanh toán một lần.
Tin tức liên quan
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH
GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
info@binhminhdigital.com
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh,
Việt Nam,
700000