- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Chụp ảnh bằng Zenfone 2 (phần 1)
Mặc dù là một thương hiệu “em út” được sinh sau đẻ muộn hơn rất nhiều so với các anh lớn như Iphone, Samsung… nhưng không vì thế mà Zenfone lại kém cạnh ở khoản chụp ảnh. Với tư duy đi tắt đón đầu, thậm chí các smartphone Zenfone còn có thể cho ra những bức ảnh mà nếu so sánh thực có thể là ngang ngửa với những anh lớn cùng phân khúc. Ở đây, xin giới thiệu một sản phẩm được yêu thích là điện thoại Zenfone 2.
>>>Máy ảnh chuyên nghiệp, phụ kiện máy ảnh tại Binh Minh Digital
A. Tìm hiểu về camera và các thông số
Hãy chú ý sơ qua các thông số về camera của smartphone đến từ Asus:
- Camera sau: độ phân giải tối đa 13MP.
- Camera trước: độ phân giải tối đa 5MP.
- Tỉ lệ khung hình: thông thường, hãy để tỉ lệ 4:3 để có chất lượng hình ảnh tốt nhất với độ phân giải cũng ở mức tối đa 13MP.
- Chât lượng ảnh: chọn Fine, bỏ Standard để có được chất lượng tốt nhất.
- Các chế độ chụp của Zenfone 2, xem ảnh:
B. Bố cục
Nhiếp ảnh chủ yếu có ba loại bố cục chính và sẽ sự phá vỡ những nguyên tắc này. Bây giờ ta sẽ nói tới những nguyên tắc trước tiên.
Chủ yếu ba bố cục chuẩn đó là:
-Quy tắc 1/3. Bất cứ dù là máy ảnh hay điện thoại đều có những đường ngang và dọc tạo nên một khung lưới với 9 ô vuông để dành cho người mới bắt đầu. Đó cũng là bước cơ bản nhất để tạo nên một bố cục chuẩn. Bố cục 1/3 tức là bạn sẽ đưa đối tượng chính vào khoảng 1/3 khung hình theo những đường ngang dọc. Bạn có thể xem ảnh bên dưới để hiểu rõ hơn về điều này.
1/3 được gọi là tỉ lệ vàng bởi nó cho bạn cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề tiền cảnh và hậu cảnh.
Hãy xem những bức ảnh dưới đây. Chúng được căn chỉnh theo quy tắc 1/3 nhưng theo những cách khác nhau với tiền cảnh và hậu cảnh được lấy nhiều hơn hoặc ít hơn để tạo ra những góc nhìn khác biệt.
- Quy tắc đối xứng: sự đối xứng mang lại vẻ cân bằng và hài hòa cho bức ảnh.
- Bố cục trung tâm. Đối tượng chính sẽ được đưa thẳng vào trung tâm khung hình để được nhấn mạnh và làm nổi bật hơn.
Hãy xem những bức ảnh dưới đây. Chúng được căn chỉnh theo quy tắc 1/3 nhưng theo những cách khác nhau với tiền cảnh và hậu cảnh được lấy nhiều hơn hoặc ít hơn để tạo ra những góc nhìn khác biệt.
Đương nhiên, có những trường hợp ta không thể cứ tuân theo những quy tắc gò bó. Tuy nhiên việc làm đầu tiên, như đã đề cập, làm ơn hãy nắm vững và thực hành thật tốt với những gì cơ bản nhất cái đã. Đừng tự làm hại mình khi bạn chưa hiểu rõ về cái gọi là sáng tạo nghệ thuật.
Nếu muốn phá bỏ những bố cục chuẩn để đi tìm cái sáng tạo, cái mới, cái “chất” của riêng mình, hãy đọc bài viết “Làm sao để phá bỏ bố cục chuẩn”. Bạn sẽ có được cái nhìn khác hơn từ những gì cơ bản nhất.
Lấy nét – Khi nào? Ở đâu?(9/03/2016) |
Những lý do vì sao bạn nên trang bị Gimbal cho điện thoại(8/10/2019) |
Bạn đã biết cách vệ sinh máy ảnh đúng cách?(4/05/2019) |
Bố cục ảnh bằng crop trên Lightroom(2/03/2016) |
Bỏ túi ngay bí kíp chụp ảnh pháo hoa giao thừa tuyệt đẹp(18/01/2020) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D