Các thuật ngữ âm thường gặp (Phần 2)

27/03/2017, 06:38 AM
Cũng giống như các lĩnh vực khác, những người chơi âm thanh cũng sử dụng một số thuật ngữ chuyên ngành để dể dàng phân biệt, tìm hiểu hay làm rỏ hơn các thông số kỹ thuật của âm thanh. Sau đây là một số thuật ngữ âm thanh thường gặp mà bạn nên biết để có thể chuyên sâu hơn, tìm hiểu rộng hơn về âm thanh nhé.

>>> Tìm hiểu thêm về Các thuật ngữ âm thanh thường gặp Phần 1

Các thuật ngữ âm thường gặp (Phần 2)

SIGNAL – TO – NOISE RATIO (TỶ SỐ TÍN HIỆU TRÊN TẠP ÂM)

Được đo bằng dB, thể hiện sự khác biệt giữa mức tín hiệu âm thanh và tạp âm có trong tín hiệu. Máy có chỉ số này càng lớn, độ ồn trong tín hiệu càng nhỏ, âm thanh tạo ra càng trong trẻo, rõ ràng

PREAMPLIFIER

Bộ tiền khuếch đại. Có thể được thiết kế liền với phần công suất như trong một tăng âm intergrated hoặc là một cục rời để dùng với tăng âm công suất

Power Handling

Công suất an toàn tối đa mà loa có thể chịu tải được. Tuy nhiên, nên nhớ rằng tăng âm có công suất quá nhỏ sẽ khó đẩy loa hơn là ampli có công suất lớn

PMPO (Peak Music Power Output)

Công suất đỉnh đạt được ở một thời điểm, không phải là công suất liên tục của thiết bị. Thường ghi trên các bộ dàn liền, dàn mini, hoặc radio cassette tạo cảm giác giả tạo cho người ta rằng máy có công suất lớn

Phono Stage (tần khuếch đại Phono)

Tín hiệu ra từ đầu đĩa than rất nhỏ so với tín hiệu ra từ đầu CD hoặc đầu băng cassette. Do đó rất nhiều ampli có them mạch khuếch đại dùng cho đầu đĩa than, gọi là tầng phono để nâng mức tín hiệu từ đĩa than lên bằng mức tín hiệu của đầu CD

Passive (thụ động)

Một mạch điện hoặc một thiết bị khuếch đại nhưng không có các linh kiện tích cực như transistor hoặc đèn điện tử, do đó mạch thụ động không khuếch đại được công suất của tín hiệu. Hầu như không có độ méo

Các thuật ngữ âm thường gặp (Phần 2)

Ohm

W – Đơn vị đo trở kháng. Trở kháng của loa được đo bằng ohm. Thông thường chỉ số loa càng thấp càng khó đánh

NICAM

Âm thanh tivi chất lượng cao gần như CD, được truyền đồng thời cùng tín hiệu hình ảnh. Hiện sử dụng chủ yếu ở các nước Châu Âu

Binding post

Trạm cắm dây loa có thể dùng jack cắm banana hoặc dây trần vặn vào

Bi-Wire

Là cách đấu dây loa theo 2 cầu tách biệt. Dây loa từ Ampli vào loa chia ra thành 4 đường và vào 2 cầu (Hi frequency và Low frequency) của loa (xem hình). Hầu như ngày nay cách đầu này rất phổ biến

Biamping

Cách đấu loa dùng mỗi kênh ampli đánh riêng cho mỗi dải tần của loa. Ví dụ ta có cặp loa 2 đường tiếng, ta dùng 2 ampli stereo đánh mỗi kênh riêng biệt

Các thuật ngữ âm thường gặp (Phần 2)

Bass reflex

Loa được thiết kế có lổ thoát hơi để tăng cường tiếng bass. Nếu thoát hơi nằm phía sau loa khi ta đặt gần tường, âm bass sẽ tăng lên rất nhiều

Balanced Connections

Dây dẫn tín hiệu gồm dây dương, dây âm và dây bọc chống nhiễu. Dây dẫn thông thường dây âm có công dụng như là dây bọc chống nhiễu luôn. Một số vùng gọi dây balance là AES/EBU

Analogue

Băng từ LPs/casstte lưu âm thanh dưới dạng analog

ADD (Analog Digital Digital)

Âm nhạc được thu âm ở dạng analog (A), đánh dĩa gốc cũng ở dạnh analog và lưu trên CD ở dạng digital

AAD (Analog Analog Digital)

Nếu ta thấy chữ này trên CD nên hiểu rằng CD này được thu là làm đĩa gốc ở dạng analog nhưng chứa trên CD dưới dạng digital

DTT ( Decoupled Tweeter Technology)

Đây là một kỹ thuật làm loa tép của Jamo. Jamo quan niệm rằng khó khăn lớn nhất cho các nhà làm loa là chống rung. Với kỹ thuật DTT, loa tép được định vị bằng một màng nhún có tác dụng chống cộng hưởng các dao động từ mặt trước thùng do loa bass gây ra. Đây là công nghệ mới hiện chỉ có jamo áp dụng cho dòng loa E 6 và E 7 . Riêng dòng loa C 80 và C 60 kỹ thuật -DTT đã được cải tiến bằng cách loa tép được đặt trong 1 cái nồi đúc và có một miếng ron giảm chấn, chất lượng âm thanh tốt hơn rất nhiều với kỹ thuật này

Các thuật ngữ âm thường gặp (Phần 2)

Xử lý âm học (Acoustic treatment)

Có ba loại thiết bị được dùng để xử lý âm học gồm tiêu âm, tán âm và phản âm. Tiêu âm khiến âm thanh loãng hoặc mỏng hơn, tán âm thay đổi đường đi của sóng âm với các chiều khác nhau, phản âm khiến âm thanh phản xạ trực tiếp theo chiều ngược lại.

Phân tần chủ động (Active Crossover)

Phân tần chủ động gồm các linh kiện chủ động, phổ biến nhất là op-amp. Phân tần chủ động hoạt động ở các chế độ phù hợp với công suất đầu vào từ ampli. Phân tần động có bao nhiêu đường tiếng cần bấy nhiêu ampli để đánh ra loa.
Đầu vào của phân tần chủ động kết nối với ampli công suất, phân tần bao nhiêu đường tiếng cần từng ấy ampli để khuếch đại.
 
Không khí (Ambience)

Đặc điểm âm học của một không gian do các âm phản xạ quyết định. Một phòng có nhiều hồi âm được gọi là phòng “sống”, phòng ít hoặc không có hồi âm gọi là phòng “câm”.

Nhiễu xung quanh (Ambient Noise)

Âm thanh xuất hiện trong phòng nhưng không xuất phát từ loa, nhạc cụ hoặc các nguồn phát âm khác.

AWG (American Wire Gauge)

Hệ thống đo độ dày của dây dẫn. Trị số AWG càng thấp thì độ dày càng cao.

Tăng âm (Amplifier)

Là thiết bị để tăng mức tín hiệu. Ampli được dùng để tăng điện áp, dòng điện hoặc cả hai.

Biên độ (Amplitude)

Khoảng cách giữa các đỉnh của sóng âm, tín hiệu biên độ càng lớn thì âm thanh phát ra càng to.
 
>>> Tìm hiểu thêm về mua thiết bị âm thanh trả góp tại Thế giới điện máy Bình Minh Digital.

LưuLưuLưu

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI CÔNG NGHỆ BÌNH MINH

MST: 0110389212 Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm
Địa điểm kinh doanh: Số 133 Hoàng Cầu , phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa , Thành Phố Hà Nội
STK : 915365888888 tại MB Hà Thành
Hotline : 0938338315 - 0919622882 - 0909858266
Hà Nội, Việt Nam, 115000