- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Các thành phần cơ bản để tạo nên một hệ thống âm thanh
19/06/2017, 01:10 AM
Hệ thống âm thanh là một hệ thống khá phức tạp với nhiều thiết bị khác nhau. Để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh cho nhu cầu thưởng thức hay công việc, người dùng phải biết chúng gồm những gì, có bao nhiêu thành phần cấu thành. Chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu những thành phần cơ bản để tạo nên một hệ thống âm thanh:
>>> Mua thiết bị âm thanh Denon chính hãng
1. Source: nguồn âm
Nếu nói về Source thì có lẽ hơi khó hiểu với mọi người, nhưng nếu là nguồn âm thì chắc hẳn ai cũng biết. Nguồn âm là nơi phát ra âm thanh nguồn để cung cấp cho cả hệ thống. Nó là nơi khởi đầu của những tín hiệu âm thanh sẽ tới tai người nghe thông qua những chiếc loa là điểm đến cuối cùng.
Các nguồn âm thường gặp là những thiết bị phát thanh như micro, các loại đầu đĩa CD-VCD-DVD-Brulay… hay các nhạc cụ âm nhạc như đàn, trống. Khi chúng tạo ra âm thanh, tín hiệu âm thanh sẽ được truyền tải trong hệ thống bởi các dây dẫn, dây cáp, qua các thiết bị xử lý khác và điểm tới cuối cùng là loa, sau đó âm thanh được chuyển thành sóng âm phát ra không gian bên ngoài.
2. Mixer: bộ điều khiển âm thanh
Bạn có thể nhìn thấy thiết bị này ở bất cứ chương trình nhạc hội hay bất cứ một hoạt động nào cần tới những chiếc loa. Đối với bất kỳ một hệ thống âm thanh nào thì bộ điều khiển âm thanh là chuyện không thể thiếu. Trong nhiều trường hợp, dàn mixer được nhà sản xuất tích hợp thẳng vào trong các ampli giống như các bộ dàn karaoke. Tuy nhiên, nếu là một hệ thống âm thanh chuyên nghiệp thì nó vẫn là một thiết bị độc lập.
Nhiệm vụ chính của mixer là kiểm soát tín hiệu âm thanh được đưa vào từ một hệ thống các dây dẫn được kết nối trực tiếp. Và những điều chỉnh này rất quan trọng trong việc xử lý âm thanh.
3. Processor: Những bộ xử lý tín hiệu
Thiết bị này được xem là lạ nhất với người dùng. Nếu bạn là một người mới tập chơi âm thanh thì khó có thể nhìn thấy những thiết bị này. Lý do là bởi với các hệ thống âm thanh đơn giản thì người ta chỉ sử dụng mixer để điều chỉnh chứ không thêm vào bất cứ thiết bị xử lý tín hiệu nào.
Nhưng với những đòi hỏi mang tính chuyên nghiệp, Echo và Equalizer luôn là hai bộ xử lý tín hiệu được nhắc tới nhiều nhất. Echo có nhiệm vụ tạo tiếng vang cần thiết cho các chương trình hội nghị hay các bản nhạc. Trong khi đó, Equalizer lại đảm trách việc tối ưu các dải tần âm thanh để truyền tải tới tai người nghe được tốt nhất, mà chủ yếu là tiếng Bass.
Ngoài ra, với thời đại kỹ thuật số thì các bộ xử lý tín hiệu digital cũng được tích hợp để nâng cao chất lượng âm thanh từ các nguồn phát kỹ thuật số.
4. Amplifier: thiết bị khuếch đại
Các ampli thì còn xa lạ gì với người dùng. Chắc chắn là một hệ thống âm thanh nào cũng không thể thiếu ampli, dù lớn hay nhỏ, dù chuyên nghiệp hay phổ thông. Các tín hiệu khi phát ra từ nguồn phát đi qua dây dẫn sẽ tới ampli, và tại đây chúng sẽ được khuếch đại lớn lên cho phù hợp với công suất loa. Và đó chính là những gì bạn nghe được chứ không phải là âm thanh nguồn chính gốc. Nếu không có sự khuếch đại thì người nghe hoàn toàn không nghe được gì.
5.Speaker: Loa
Không cần phải nói nhiều về thiết bi này, chúng là thiết bị nhận tín hiệu âm thanh cuối cùng trong cả hệ thống, sau đó bằng cách tạo chuyển động cho màng loa biến tín hiệu âm thanh thành sóng cơ học để truyền tới tai người nghe. Và tất yếu cũng có rất nhiều loại loa khác nhau, thể hiện mỗi dải tần khác nhau để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu.
Như vậy, bạn đã có thể phần nào hình dung ra được một hệ thống âm thanh hoàn chỉnh và chuyên nghiệp. Bạn chỉ cần tìm kiếm là ghép nối là có thể bước vào sân chơi phức tạp này.
>>> Mua thiết bị âm thanh Denon chính hãng
1. Source: nguồn âm
Nếu nói về Source thì có lẽ hơi khó hiểu với mọi người, nhưng nếu là nguồn âm thì chắc hẳn ai cũng biết. Nguồn âm là nơi phát ra âm thanh nguồn để cung cấp cho cả hệ thống. Nó là nơi khởi đầu của những tín hiệu âm thanh sẽ tới tai người nghe thông qua những chiếc loa là điểm đến cuối cùng.
2. Mixer: bộ điều khiển âm thanh
Bạn có thể nhìn thấy thiết bị này ở bất cứ chương trình nhạc hội hay bất cứ một hoạt động nào cần tới những chiếc loa. Đối với bất kỳ một hệ thống âm thanh nào thì bộ điều khiển âm thanh là chuyện không thể thiếu. Trong nhiều trường hợp, dàn mixer được nhà sản xuất tích hợp thẳng vào trong các ampli giống như các bộ dàn karaoke. Tuy nhiên, nếu là một hệ thống âm thanh chuyên nghiệp thì nó vẫn là một thiết bị độc lập.
3. Processor: Những bộ xử lý tín hiệu
Thiết bị này được xem là lạ nhất với người dùng. Nếu bạn là một người mới tập chơi âm thanh thì khó có thể nhìn thấy những thiết bị này. Lý do là bởi với các hệ thống âm thanh đơn giản thì người ta chỉ sử dụng mixer để điều chỉnh chứ không thêm vào bất cứ thiết bị xử lý tín hiệu nào.
Ngoài ra, với thời đại kỹ thuật số thì các bộ xử lý tín hiệu digital cũng được tích hợp để nâng cao chất lượng âm thanh từ các nguồn phát kỹ thuật số.
4. Amplifier: thiết bị khuếch đại
5.Speaker: Loa
Không cần phải nói nhiều về thiết bi này, chúng là thiết bị nhận tín hiệu âm thanh cuối cùng trong cả hệ thống, sau đó bằng cách tạo chuyển động cho màng loa biến tín hiệu âm thanh thành sóng cơ học để truyền tới tai người nghe. Và tất yếu cũng có rất nhiều loại loa khác nhau, thể hiện mỗi dải tần khác nhau để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu.
>>> Hiện Thế Giới Điện Máy Binh Minh Digital đang có chính sách mua trả góp dàn âm thanh chất lượng cao tại các chi nhánh Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang và các chi nhánh khác trên toàn quốc.
Tin tức liên quan
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH
GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
info@binhminhdigital.com
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh,
Việt Nam,
700000