- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Cà phê Espresso đã được tạo ra như thế nào?
29/04/2017, 09:26 AM
Để chế tạo ra được ly cà phê Espresso thơm ngon là cả một câu chuyện dài. Không phải chỉ cần một chiếc máy pha cà phê như ta vẫn nghĩ, nó còn đòi hỏi cả sự tinh tế và niềm đam mê với mỗi hạt cà phê sánh mịn. Tamara Vigil – người đang làm việc với tư cách là một người hướng dẫn chuyên nghiệp trong việc làm cà phê Espresso tại Nhà máy rang cà phê Irving Farm (New York, Mỹ) đã cho chúng tôi cái nhìn khá trực quan về việc làm thế nào để có được một ly cà phê Espresso đúng nghĩa:
1. Xay mịn ngay từ trong máy
Nếu muốn có một ly Espresso đúng nghĩa, việc đầu tiên là bạn phải có những hạt cà phê thật mịn màng. Chính vì thế, hãy cảm nhận sự mịn màng bằng đôi tay của mình. Nếu thật sự bạn không cảm nhận được sự mịn màng của chúng, tốt nhất là bạn nên điều chỉnh lại chiếc máy xay trước khi tiếp tục làm việc.
2. Đo lường và xác định liều lượng
Những chiếc máy pha cà phê luôn có một chiếc cốc sắt nhỏ có tay cầm để đựng những hạt cà phê đã được xay mịn từ máy ra ngoài. Những chiếc cốc sắt đó có rất nhiều kích cỡ, và tùy vào đó, chúng ta có thể phân định được liều lượng của từng mẻ cà phê.
Tamara Vigil cho biết rằng mật độ cà phê thay đổi thường xuyên, và điều này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của môi trường. Chẳng hạn như độ ẩm của môi trường quá cao thì các hạt cà phê tự bản thân nó sẽ có sự biến chuyển khác so với những ngày có độ ẩm thấp. Chính thế, bạn nên tin rằng mỗi ngày chúng ta sẽ có được một mẻ cà phê khác nhau. Và nếu bạn muốn có sự đồng nhất cho các hạt cà phê theo cách mà mình muốn, bạn có thể cân cái cốc cà phê của mình lên và kiểm tra.
3. Phân bổ và đóng kín
Để đảm bảo chiết xuất cà phê một cách chính xác nhất trong từng chiếc cốc sắt kể trên, người pha chế phải cố hết sức để chắc chắn là các hạt cà phê đã được phân bổ một cách hợp lý trong phạm vi chiếc cốc sắt Nếu có hiện tượng chỗ thì mật độ cà phê quá dày, chỗ quá lỏng, thì chắc chắn khi pha chế, nước được được đưa vào để hòa cà phê sẽ không mang lại sự đồng đều về hương vị cho các hạt cà phê trong chiếc cốc sắt.
Muốn làm được điều này, Tamara Vigil đã thực hiện bằng cách một tay thì cầm chặt tay nắm của cốc sắt, một tay thì cầm một chiếc ấn với mặt phẳng và bắt đầu ấn nhẹ vào phần cà phê ở trong chiếc cốc sắt đó. Và từ từ, qua nhiều thao tác, cà phê sẽ được chôn chặt một cách đồng đều trong cốc sắt.
4. Vệ sinh máy pha chế
Một bước tiếp theo cũng khá quan trọng trong khâu pha chế cà phê Espresso đó chính là rửa sạch phần máy pha chế, đặc biệt là phần đầu – nơi mà người ta sẽ áp chiếc cốc sắt có chứa cà phê vào và tiến hành pha chế. Chỉ cần một vài thao tác đơn giản là đã có thể kiểm tra xem nước có được xuất ra một cách đồng đều và thuận lợi hay không. Nếu dòng nước không sạch và không chảy đều, nó có thể ảnh hưởng tới việc pha chế.
5. Tạo ra cà phê
Sau những công đoạn trên thì đã tới lúc để bắt đầu để cho ra những giọt cà phê Espresso thực sự. Người pha chế sẽ cầm tay nắm của chiếc cốc sắt, sau đó áp phần cốc có chứa cà phê vào phần đầu máy đã được rửa sạch và kiểm tra lượng nước, và cuối cùng là bấm nút. Từng giọt cà phê sẽ bắt đầu rơi xuống khi bột cà phê và nước được hòa quyện vào nhau trong một môi trường áp suất cao. Từng dòng ngắt quãng, thật chậm và thật chậm.
6. Chiêm ngưỡng thành quả
Cà phê Espresso bây giờ là một dòng nước nhỏ chảy thẳng từ đáy cốc sắt xuống một chiếc tách đã được đặt sẵn bên dưới. Và thông thường, Tamara Vigil cho biết các học viên của được cô hướng dẫn chỉ mất từ 20 chotowis 30 giây là có thể chiêm ngưỡng được thành quả của mình ở công đoạn cuối cùng này. Tamara Vigil nói: “Ban đầu, bạn thấy rằng sẽ chỉ có những giọt cà phê nhỏ xuống, nhưng nó sẽ bắt đầu chảy dài thành dòng. Và sau đó, nó sẽ có nhiều màu sắc khác nhau khi đã ở trong tách cà phê bên dưới máy”.
Cô cũng giải thích thêm: “Ban đầu, các tinh chất cà phê nặng hơn sẽ lắng xuống bên dưới đáy tách, chúng thường có màu sẫm hơn. Và ở phần trên là phần tinh dầu cà phê với màu sáng”. Do vậy, cô khuyên mọi người nên khuấy đều tách cà phê Espresso trước khi uống. Có như vậy, các thành phần sẽ trộn lẫn vào nahu, tạo nên sự quyến rũ thực sự của cà phê Espresso.
7. Rửa sạch máy pha
Đương nhiên, sau khi đã đạt được thành quả, việc bạn phải làm là rửa sạch máy, đặc biệt là phần đầu mút – nơi áp cốc sắt đựng bột cà phê. Tất cả để hiệu quả cho những lần pha chế sau.
8. Phục vụ và thưởng thức
Tất cả sẽ không được coi là hoàn hảo về mặt pha chế nếu thiếu bước cuối cùng này: đem tất cả tình yêu của mình vào trong ly cà phê, và đem nó chia sẻ với một người nào đó, có thể là người mà bạn cảm thấy quý mến hay coi trọng.
1. Xay mịn ngay từ trong máy
Nếu muốn có một ly Espresso đúng nghĩa, việc đầu tiên là bạn phải có những hạt cà phê thật mịn màng. Chính vì thế, hãy cảm nhận sự mịn màng bằng đôi tay của mình. Nếu thật sự bạn không cảm nhận được sự mịn màng của chúng, tốt nhất là bạn nên điều chỉnh lại chiếc máy xay trước khi tiếp tục làm việc.
2. Đo lường và xác định liều lượng
Những chiếc máy pha cà phê luôn có một chiếc cốc sắt nhỏ có tay cầm để đựng những hạt cà phê đã được xay mịn từ máy ra ngoài. Những chiếc cốc sắt đó có rất nhiều kích cỡ, và tùy vào đó, chúng ta có thể phân định được liều lượng của từng mẻ cà phê.
Tamara Vigil cho biết rằng mật độ cà phê thay đổi thường xuyên, và điều này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của môi trường. Chẳng hạn như độ ẩm của môi trường quá cao thì các hạt cà phê tự bản thân nó sẽ có sự biến chuyển khác so với những ngày có độ ẩm thấp. Chính thế, bạn nên tin rằng mỗi ngày chúng ta sẽ có được một mẻ cà phê khác nhau. Và nếu bạn muốn có sự đồng nhất cho các hạt cà phê theo cách mà mình muốn, bạn có thể cân cái cốc cà phê của mình lên và kiểm tra.
3. Phân bổ và đóng kín
Để đảm bảo chiết xuất cà phê một cách chính xác nhất trong từng chiếc cốc sắt kể trên, người pha chế phải cố hết sức để chắc chắn là các hạt cà phê đã được phân bổ một cách hợp lý trong phạm vi chiếc cốc sắt Nếu có hiện tượng chỗ thì mật độ cà phê quá dày, chỗ quá lỏng, thì chắc chắn khi pha chế, nước được được đưa vào để hòa cà phê sẽ không mang lại sự đồng đều về hương vị cho các hạt cà phê trong chiếc cốc sắt.
Muốn làm được điều này, Tamara Vigil đã thực hiện bằng cách một tay thì cầm chặt tay nắm của cốc sắt, một tay thì cầm một chiếc ấn với mặt phẳng và bắt đầu ấn nhẹ vào phần cà phê ở trong chiếc cốc sắt đó. Và từ từ, qua nhiều thao tác, cà phê sẽ được chôn chặt một cách đồng đều trong cốc sắt.
4. Vệ sinh máy pha chế
Một bước tiếp theo cũng khá quan trọng trong khâu pha chế cà phê Espresso đó chính là rửa sạch phần máy pha chế, đặc biệt là phần đầu – nơi mà người ta sẽ áp chiếc cốc sắt có chứa cà phê vào và tiến hành pha chế. Chỉ cần một vài thao tác đơn giản là đã có thể kiểm tra xem nước có được xuất ra một cách đồng đều và thuận lợi hay không. Nếu dòng nước không sạch và không chảy đều, nó có thể ảnh hưởng tới việc pha chế.
5. Tạo ra cà phê
Sau những công đoạn trên thì đã tới lúc để bắt đầu để cho ra những giọt cà phê Espresso thực sự. Người pha chế sẽ cầm tay nắm của chiếc cốc sắt, sau đó áp phần cốc có chứa cà phê vào phần đầu máy đã được rửa sạch và kiểm tra lượng nước, và cuối cùng là bấm nút. Từng giọt cà phê sẽ bắt đầu rơi xuống khi bột cà phê và nước được hòa quyện vào nhau trong một môi trường áp suất cao. Từng dòng ngắt quãng, thật chậm và thật chậm.
6. Chiêm ngưỡng thành quả
Cà phê Espresso bây giờ là một dòng nước nhỏ chảy thẳng từ đáy cốc sắt xuống một chiếc tách đã được đặt sẵn bên dưới. Và thông thường, Tamara Vigil cho biết các học viên của được cô hướng dẫn chỉ mất từ 20 chotowis 30 giây là có thể chiêm ngưỡng được thành quả của mình ở công đoạn cuối cùng này. Tamara Vigil nói: “Ban đầu, bạn thấy rằng sẽ chỉ có những giọt cà phê nhỏ xuống, nhưng nó sẽ bắt đầu chảy dài thành dòng. Và sau đó, nó sẽ có nhiều màu sắc khác nhau khi đã ở trong tách cà phê bên dưới máy”.
Cô cũng giải thích thêm: “Ban đầu, các tinh chất cà phê nặng hơn sẽ lắng xuống bên dưới đáy tách, chúng thường có màu sẫm hơn. Và ở phần trên là phần tinh dầu cà phê với màu sáng”. Do vậy, cô khuyên mọi người nên khuấy đều tách cà phê Espresso trước khi uống. Có như vậy, các thành phần sẽ trộn lẫn vào nahu, tạo nên sự quyến rũ thực sự của cà phê Espresso.
7. Rửa sạch máy pha
Đương nhiên, sau khi đã đạt được thành quả, việc bạn phải làm là rửa sạch máy, đặc biệt là phần đầu mút – nơi áp cốc sắt đựng bột cà phê. Tất cả để hiệu quả cho những lần pha chế sau.
8. Phục vụ và thưởng thức
Tất cả sẽ không được coi là hoàn hảo về mặt pha chế nếu thiếu bước cuối cùng này: đem tất cả tình yêu của mình vào trong ly cà phê, và đem nó chia sẻ với một người nào đó, có thể là người mà bạn cảm thấy quý mến hay coi trọng.
Nguồn: http://drinks.seriouseats.com
Tác giả: Liz Clayton
Tác giả: Liz Clayton
>>> Hiện Thế Giới Điện Máy Binh Minh Digital đang có chính sách mua trả góp máy pha cà phê chính hãng giá rẻ tại các chi nhánh Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang và các chi nhánh khác trên toàn quốc.
Tin tức liên quan
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH
GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
info@binhminhdigital.com
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh,
Việt Nam,
700000