5 điều cần biết khi bắt đầu sử dụng bảng vẽ điện tử Wacom

28/11/2019, 10:36 AM

Khi có một bảng vẽ Wacom mới, chắc hẳn bạn nóng lòng muốn lấy nó ra khỏi hộp và dùng ngay lập tức. Bạn đã sẵn sàng chưa nào? 5 điều cần biết khi bắt đầu sử dụng bảng vẽ điện tử Wacom dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng bảng vẽ của mình đạt được hiệu quả tốt nhất!

Có thể bạn quan tâm: Top bảng vẽ điện tử Wacom giá rẻ dành cho người mới bắt đầu

Đặt bảng vẽ Wacom ở đâu?

Vị trí của bảng vẽ rất quan trọng, nó quyết định tư thế cũng như tốc độ sử dụng, nhất là những người mới bắt đầu làm quen. Bạn có thể đặt bảng vẽ Wacom đối diện với màn hình và ngay trước bàn phím.

Cách sắp đặt này sẽ dễ dàng hơn cho người mới sử dụng bảng vẽ, giúp dễ dàng thao tác và sử dụng, cũng như tạo tư thế thoải mái nhất. Một khi đã thuần thục, bạn có thể thay đổi vị trí bảng vẽ tùy thích.

Cách kết nối bảng vẽ Wacom với máy tính

Nhìn chung, dù sử dụng loại bảng vẽ Wacom, XP Pen hay bất cứ loại bảng vẽ nào, để sử dụng được bạn cũng đều thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tải Drive của bảng vẽ trong máy tính

Truy cập vào trang web chính của bảng vẽ để tải Drive mới nhất về. Để tải, bạn chọn Drive tương thích với hệ điều hành mà máy tính sử dụng Mac hoặc Window. Thực hiện cài đặt và khởi động driver như các ứng dụng thông thường khác.

Bước 2: Kết nối máy tính với bảng vẽ

Có 2 phương pháp để kết nối bảng vẽ với máy tính: kết nối không dây và kết nối có dây. Kết nối không dây thường dành cho các thiết bị máy tính bảng, hoặc macbook có hỗ trợ kết nối không dây qua blutooth.

Còn kết nối có dây là dùng dây cáp kết nối trực tiếp bảng vẽ với máy tính PC của bạn. Thông thường, dây cáp (được tích hợp sẵn theo bảng vẽ) kết nối bảng vẽ với máy tính qua cổng USB.

Bước 3: Thực hiện tùy chỉnh và hoàn thiện việc kết nối

Sau khi kết nối xong thì máy tính sẽ tự động chạy chương trình bảng vẽ phù hợp. Nhấn chọn vào chương trình và bắt đầu tùy chỉnh các cài đặt bổ sung cho bút và bảng vẽ là bạn đã hoàn tất quá trình cài đặt bảng vẽ điện tử cho máy tính.

Cách cầm bút vẽ cảm ứng

Bạn muốn điều khiển bút cảm ứng thoải mái như dùng bút bi? Vậy hãy để bút giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái của bạn, những ngón tay còn lại ta có thể đặt lên trên bảng vẽ và di chuyển.

Lưu ý: Không dùng đầu bút để di chuyển con trỏ.

Điều hướng và chọn

Để chọn một mục, bạn chỉ cần nhấp đầu bút vào mục mà bạn cần. Đầu bút như một cú nhấp chuột trái. Nếu bạn muốn di chuyển một mục, chẳng hạn một thư mục, bạn sẽ chạm và giữ bút vào thư mục đó và di chuyển vào vị trí mà bạn muốn đặt. Nếu bạn muốn mở thư mục, bạn hãy nhấp đúp vào nó. Cuối cùng, để chọn nhiều mục trên máy tính hoặc trong một thư mục, bạn chỉ cần chạm và giữ để kéo qua các mục mà bạn muốn chọn. Một khi bạn đã quen với việc điều khiển bút, bạn sẽ thấy việc sử dụng bút thuận tiện hơn nhiều so với dùng chuột.

Sử dụng lực nhấn bút như thế nào?

Điều tạo nên đặc thù của chiếc bút cảm ứng chính là độ nhạy của lực nhấn bút. Bạn có thể biến đổi hoạt động của một công cụ dựa trên lực nhấn bút của bạn.

Hiện nay, trên thị trường dòng máy Wacom thường có 3 loại bút vẽ cảm ứng cơ bản: Bút Bambo với 512 lực nhấn, bút phổ thông với 1024 lực nhấn và dòng bút cáo cấp nhất là bút Pro với 2048 lực nhấn (có đầu tẩy, cảm ứng độ nghiêng, độ xoay).

Việc điều khiển bằng lực nhấn của bút được thực hiện khác nhau trong mỗi ứng dụng. Hầu hết trường hợp đều thông qua hộp kiểm tra (check box), nút hoặc trình đơn thả xuống. Các chức năng điển hình là sử dụng lực để điều khiển cọ và độ đậm nhạt của nét vẽ.

Với những bước đơn giản như trên, bạn chỉ cần dành thời gian để tập luyện nhiều hơn thì mọi thao tác sử dụng bảng vẽ Wacom sẽ trở nên thuần thục và dễ dàng hơn rất nhiều. Chúc bạn sử dụng thật thành công và hiệu quả bảng vẽ Wacom của mình! 

>> Tham khảo thêm Bảng vẽ điện tử khác

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 116 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000