- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
10 điểm khác biệt chính giữa Nikon d850 và Sony A9
05/10/2017, 00:55 AM
Như đã biết, máy ảnh Nikon D850 là DSLR cao cấp được trang bị cảm biến BSI 45MP mà theo Nikon là chính họ tự sản xuất. Với việc thừa hưởng hệ thống AF mạnh mẽ từ D5 và D500 trước đó, Nikon đã tạo ra một chiếc máy hợp nhất giữa độ phân giải cực cao và sức mạnh thực sự cho khả năng chụp ảnh thể thao. Ở phía ngược lại, Sony A9 đã là một thế lực nổi bật trong làng nhiếp ảnh. Để biết được máy nào nhỉnh hơn không phải là điều dễ. Do đó, chúng ta có thể nhìn vào 10 khác biệt giữa Nikon D850 và Sony A9 sau đây:
1. Cảm biến hình ảnh
Sự khác biệt là về cảm biến hình ảnh. Nikon D850 có cảm biến CMOS hoàn toàn mới (định dạng 35mm) với độ phân giải 45.7MP và công nghệ BSI. BSI có nghĩa là chip có thể thu thập được nhiều ánh sáng hơn trên khung nên nó sẽ chuyển thành dải tương phản động và hiệu suất ISO tốt hơn. Ngoài ra, cảm biến mới đã loại bỏ bộ lọc thông thấp có nghĩa là bạn có thể nắm bắt được những chi tiết tinh xảo nhưng cũng có thể gặp phải một số hiện tượng moire.
Sony A9 có cảm biến 24.2 MP với công nghệ xếp chồng nhiều lớp lên nhau Exmor RS, bao gồm chip nhớ tích hợp để xử lý dữ liệu nhanh hơn (nhiều hơn về sau). Và nó có một bộ lọc thông thấp.
D850 có thể chụp RAW 14-bit hoặc 12-bit với ba chế độ nén khác nhau (không nén, lossless và nén) và ba kích cỡ khác nhau: Large (45,4 MP), Medium (25,6 MP) và Small (11,4 MP). Trong khi đó, A9 lại cho phép bạn lựa chọn giữa nén và không nén với chất lượng 14-bit.
2. Độ nhạy sáng
Nikon D850 có phạm vi ISO mặc định khá rộng 64 – 51.200. Bạn có thể mở rộng mức ISO tới khoảng 32 – 102.400.
Hơi hẹp hơn đôi chút, ISO mặc định của A9 là 100 – 51200 và có thể được mở rộng ra 50 – 204.800.
Thực sự cho tới hiện tại vẫn chưa có bất cứ một đánh giá toàn diện nào về vấn đề này, nhưng có thể nói rằng Nikon D850 với mức ISO tối thiểu thấp hơn và những công nghệ mới hơn từ cảm biến BSI sẽ cho khả năng hoạt động cực tốt. Tuy nhiên, A9 cũng được biết tới là model thừa hưởng khả năng nhạy sáng và khử nhiễu mạnh từ A7R II – là mẫu máy ảnh tốt nhất về cảm biến hiện nay dựa theo rất nhiều trang đánh giá công nghệ trên toàn thế giới. Do đó, có thể nói về hiệu suất làm việc trong điều kiện thiếu sáng thì cả hai cũng thuộc diện “kẻ tám lạng, người nửa cân”.
3. Hệ thống AF
Đây là phần luôn được quan tâm khi bạn chắc chắn mình sẽ mua một chiếc máy ảnh cao cấp. Máy ảnh Nikon D850 thừa hưởng cùng một hệ thống lấy nét Multi-Cam 20K AF của D500 và D5. Giống như tất cả máy ảnh DSLR, nó có một cảm biến AF riêng biệt với 153 điểm lấy nét, 99 trong số đó là cross-type. Bộ cảm biến của máy còn có bộ đo sáng RGB pixel 180.000 pixel hoạt động xuống tới mức -3Ev với 15 điểm lấy nét trung tâm hỗ trợ lấy nét tại khẩu f / 8 và -4Ev. Bạn có thể chọn giữa các nhóm 153, 72 hoặc 25 điểm trong chế độ AF liên tục hoặc chọn chế độ Ma trận 3D.
Khác với đối thủ, Sony A9 có 693 điểm lấy nét theo pha được tích hợp trong cảm biến hình ảnh trực tiếp với mọi máy ảnh không gương lật khác của hãng. Điều này có nghĩa là A9 bao phủ một khu vực rộng hơn Nikon (93% khung hình) và bạn có thể tinh chỉnh vị trí của điểm lấy nét đơn chính xác hơn. Độ nhạy tối thiểu là -3Ev. Đối với các vùng AF, bạn có thể chọn giữa Wide, Zone và các điểm đơn lẻ khác nhau với các kích cỡ khác nhau. Ngoài ra còn có chế độ Lock-On AF (khái niệm tương tự như theo dõi 3D) và chế độ Eye Eye phát hiện tốt nhất mà các nhiếp ảnh gia cho rằng đó là chế độ cực kỳ tốt và hữu ích.
Sony A9 có thể được xem là chiếc mirrorless có AF tốt nhất tính cho tới thời điểm hiện tại. Và Nikon D850 cũng không hề kém cạnh về khả năng lấy nét bởi sức mạnh thừa hưởng từ D5 đã được chứng thực trong thực tế với các bài thử nghiệm chụp ảnh thể thao và chim thú.
Một ưu điểm của A9 là hiệu suất AF khi quay video. D850 sẽ chậm hơn trong việc khóa nét khi quay phim dù đã được tăng cường về hiệu suất.
4. Ống ngắm
Ống ngắm là sự khác biệt rõ rệt nhất về công nghệ chế tạo của hai hệ thống DSLR và Mirrorless.
D850 có kính ngắm quang học với độ phóng đại 0,75x (cao nhất trong số tất cả các máy ảnh DSLR của Nikon), vùng phủ 100%. Kính ngắm quang học nghĩa là không có độ trễ và góc nhìn rõ ràng về cảnh vật của bạn, nhưng bạn không có chế độ xem trước về hình ảnh có thể chụp ra, độ cân bằng trắng hoặc các cấu hình màu trừ khi bạn kích hoạt Live View trên màn hình LCD phía sau.
Mặt khác, A9 có kính ngắm điện tử với bảng điều khiển OLED Quad VGA (các chấm 3686k), độ phóng đại cao hơn 0,78x. Tỷ lệ khung hình có thể được chọn giữa 60fps và 120fps. Nhờ bảng điều khiển điện tử, bạn có thể xem trước độ phơi sáng và tất cả các cài đặt hình ảnh khi chụp. Có nghĩa là bạn có thể biết trước được tấm ảnh mình chụp ra sẽ như thế nào ngay trên ống ngắm.
5. Tốc độ màn trập và khả năng chụp liên tục
Liên quan đến kính ngắm khác nhau và công nghệ cảm biến là cơ chế màn trập và tốc độ chụp liên tục.
D850 có thể chụp lên tới 7 khung hình / giây với AF liên tục bằng màn trập cơ học, nhanh hơn 2 lần so với A9. Nikon có thể tăng tốc độ lên 9 khung hình / giây với pin ắc qui tùy chọn (MB-D18) và pin EN-EL18a / b.
Sony đạt được lợi thế đáng kể với màn trập điện tử và độ phân giải thấp hơn. Nó có thể chụp lên đến 20fps với AE và AF Theo dõi. Nhờ công nghệ cảm biến xếp chồng lên nhau, nó duy trì chế độ xem trực tiếp trong thời gian 20 ảnh/giây mà không bị ngắt quãng giữa chừng. Trong khi kính ngắm quang học của D850 không có độ trễ, bạn vẫn bị ngắt quãng việc quan sát hình ảnh do gương lật lên và xuống.
Nikon cũng có một màn trập điện tử để chụp im lặng, nhưng nó không giống với Sony được áp dụng trên kính ngắm, bạn chỉ có thể sử dụng nó khi kích hoạt chụp Live View bằng LCD. Thêm một điểm hạn chế là tốc độ không vượt quá 6 khung hình / giây và AF / AE bị khóa trên khung hình đầu tiên. Trong chế độ DX (crop cảm biến về mức APS-C), bạn có thể tăng tốc độ lên 30 khung hình / giây nhưng độ phân giải đầu ra chỉ có 8,6 megapixel.
Đối với bộ đệm, D850 có thể ghi lại khoảng 51 tập tin RAW không mất dữ liệu và có thể tăng lên khi sử dụng pin tùy chọn. A9 có hiệu năng tốt hơn nhờ bộ cảm biến xếp chồng lên nhau và độ phân giải thấp hơn một lần nữa với tới 241 bức ảnh nén RAW.
6. Tính năng quay phim
Về vấn đề này, Nikon không thể so sánh được với Sony, dù A9 chỉ được xem là một cải tiến không mấy vượt trội so với các máy ảnh Sony khác khi quay phim.
D850 có thể ghi hình 4K lên đến 30fps và 144Mbps. Với số megapixel cao, chúng ta sẽ phải chứng kiến nó hoạt động như thế nào trong thế giới thực, đặc biệt ở ISO cao. Trong 1080p, bạn có thể ghi lên đến 120 khung hình / giây và chế độ slow-motion được tích hợp sẵn trên máy ảnh (mức 25p hoặc 24p). HDMI xuất ra tín hiệu 8-bit 4: 2: 2. Và toàn bộ phạm vi ISO mặc định có thể áp dụng cho việc quay video.
Sony A9 ghi 4K lên đến 30fps và 100Mbps với màn hình đọc toàn bộ số pixel. Nó sử dụng 20MP trên bộ cảm biến tương đương 6K trước khi giảm tỷ lệ xuống 4K để tăng độ sắc nét và hiển thị chi tiết. Phạm vi ISO tương tự đối với các ảnh tĩnh ngoại trừ giá trị mở rộng là 50 và 204800. Trong độ phân giải 1080p, bạn có thể ghi lên đến 120fps nhưng ở tốc độ khung hình thấp như 1fps và 5fps (chế độ Quick Motion).
Cuối cùng, cả hai máy ảnh đều có hỗ trợ đầu cắm microphone và đầu ra tai nghe.
7. Ổn định hình ảnh
Sony A9 có tính năng ổn định 5 trục trong thân máy. Hệ thống có thể làm việc với bất kỳ ống kính E-mount hoặc ống kính thích hợp có kết nối điện tử (nếu không nó chỉ hoạt động trên 3 trục). Nó có thể bù đắp lên đến 5 stop theo tiêu chuẩn CIPA. Với ống kính có tính năng OSS, máy ảnh sử dụng 3 trục trên cảm biến và kết hợp chúng với sự ổn định quang học của ống kính.
Nikon không hề có tính năng này. Vậy nên Sony đã chiếm lợi thế lớn để tạo ra những bức ảnh sắc nét hơn trong nhiều tình huống.
8. Thiết kế thân máy
Nhìn từ bên ngoài thì hẳn nhiên ai cũng thấy được sự khác biệt về thiết kế và kích cỡ.
Tiêu chí gọn nhẹ của A9 khiến cho nó có trọng lượng chỉ 673g trong khi sự cồng kềnh của D850 lại lên tới con số 1kg.
Cả hai đều có khá nhiều nút tùy chỉnh trên thân và Sony có vẻ có nhiều hơn. Nhưng Nikon lại có thêm màn hình phụ hỗ trợ quan sát thông số và các thiết lập quan trọng thường dùng như ISO, WB v.vvv rất dễ thao tác.
Cả hai máy ảnh đều có màn hình cảm ứng ở phía sau với khả năng lật nghiêng. Màn hình LCD của Nikon hơi lớn hơn Sony (3,2 vs 3,0 inch), và có độ phân giải cao hơn (2.359k điểm ảnh vs 1.440k điểm ảnh). Trên Sony, bạn chỉ có thể sử dụng tính năng cảm ứng để di chuyển điểm lấy nét trong khi trên D850 bạn cũng có thể điều hướng như menu.
9. Tuổi thọ pin, thẻ nhớ và các tính năng bổ sung
D850 có tuổi thọ pin cho phép 1.840 lần chụp hoặc 70 phút ghi hình 4K liên tục. Nếu gắn thêm Grip pin tùy chọn có thể cải thiện hiệu suất lên tới 5.140 lần chụp theo tiêu chuẩn CIPA. Các thông số kỹ thuật này tốt hơn so với A9 khi chỉ có thể chụp 650 bức ảnh trên một lần sạc nhưng đáng ngạc nhiên là thời gian video lại không quá thua kém Nikon với 65 phút 4K liên tục.
Chúng ta nên hiểu rằng đây là tiêu chuẩn CIPA dù có chính xác cũng chỉ mang tính tham khảo, và có thể sẽ có sự khác biệt khi sử dụng thực tế trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Điểm tương đồng giữa chúng là đều có 2 khe thẻ nhớ. Có vẻ như Nikon trội hơn khi có 1 khe định dạng XQD và 1 khe SD chuẩn UHS-II. Sony với cả hai khe SD và chỉ có 1 UHS – II nên có thể không có không gian lưu trữ rộng và tốc độ lưu ảnh nhanh bằng Nikon.
Các kết nối không dây đều có mặt trên cả hai máy. A9 có nhiều hơn khi được trang bị NFC, Wifi và Bluetooth. Nikon chỉ có Wi-fi và Bluetooth nhưng có thêm công nghệ SnapBridge hỗ trợ kết nối liên tục mức năng lượng thấp và nhanh chóng hơn so với Bluetooth truyền thống.
10. Giá thành sản phẩm và hệ thống ống kính
Máy ảnh Nikon D850 hiện đang được Binh Minh Digital phân phối chính hãng chỉ 75.500.000 VNĐ cho thân máy. Sony A9 có giá cao hơn là 106.000.000 cho thân máy. Con số chênh lệch đủ để sắm một ống kính chất lượng cho bất kỳ nhu cầu nào.
Nói về ống kính, Nikon luôn là hãng có lượng ống kính hỗ trợ dồi dào cho hệ máy Full-frame. Từ những dòng hiện đại nhất cho tới các ống kính đời cũ vẫn được đánh giá rất cao. Có hơn 70 ống kính chính hãng và chưa kể tới khá nhiều các hãng thứ ba.
Sony cũng có hệ thống ống kính khá là phong phú dù hàng chính hãng không nhiều bằng Nikon. Tổng cộng có khoảng 25 ống kính do Sony sản xuất, thêm 8 ống Carl Zeiss và một vài ống Samyang lẫn của Voigtlander.
Kết luận
Nikon D850 được xem là một phiên bản nâng cấp cực kỳ hoàn hảo từ chiếc D810 trước đó. Và những tính năng đó chủ yếu là về hiệu suất hoạt động cũng như công nghệ hỗ trợ tạo ảnh. Mặc khác, Sony A9 được xem là bước đột phá so với hầu hết các mirrorless hiện nay. Khó có thể nói rằng là chiếc máy nào hơn nhau bởi chỉ có nhu cầu thực tế của người dùng mới quyết định được.
>>> Hiện Thế Giới Điện Máy Binh Minh Digital đang có chính sách mua trả góp máy ảnh chính hãng tại các chi nhánh Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang và các chi nhánh khác trên toàn quốc.
Tin tức liên quan
Canon 800D vs Canon M6: "gà nhà" đá nhau(21/04/2017) |
So sánh thông số giữa Nikon 1 J5 và Nikon 1 J4(8/12/2015) |
So sánh máy ảnh Canon 6D và Canon 7D Mark II(29/11/2016) |
Nên chọn mua Nikon D3400 hay Canon 700D ?(24/08/2016) |
So sánh Fujifilm X-E3 và Sony A6500 (phần I)(2/10/2017) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH
GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
info@binhminhdigital.com
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh,
Việt Nam,
700000