- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Những điều “cấm kỵ” khi nấu ăn bằng lò vi sóng
Lò vi sóng có thể giúp bạn rút ngắn thời gian nấu nướng, nhưng không phải thực phẩm nào cho vào lò cũng là tốt. Phương pháp nấu ăn bằng lò vi sóng sẽ có những “tác dụng phụ” nếu bạn chưa thực sự nắm rõ thực hư tác động của lò vi sóng lên thực phẩm ra sao. Những điều “cấm kỵ” khi nấu ăn bằng lò vi sóng sau đây sẽ giúp bạn không những có một bữa ăn an toàn mà còn yên tâm sử dụng chiếc lò đúng cách để đảm bảo hiệu quả.
Lò vi sóng quả là một lựa chọn không tồi để tiết kiệm thời gian cho công việc vào bếp, tuy nhiên có phải thực phẩm nào cũng tốt khi cho vào lò vi sóng? Sau đây là những lưu ý:
Lò vi sóng không thể tạo màu sắc cho thực phẩm với các món nướng vàng đẹp như bằng cách chế kiến thông thường hoặc qua lò nướng. Chẳng hạn:
- Pizza: nếu bạn nghĩ sử dụng lò vi sóng để làm bánh pizza đế mỏng như một mẹo hay thì nên cân nhắc một chút. Chiếc bánh sẽ nhanh chóng khô cứng và mất hết mùi vị, từ phần đế bánh cho đến nhân bánh.
- Bánh mì: màu vàng ngoài mặt bánh sẽ không đẹp bằng khi nướng bằng lò nướng, bánh cũng sẽ mất nước và trở nên khô cứng, không còn thơm ngon.
- Bông cải xanh: dù bạn hấp hay luộC thì lượng chất chống oxy hóa trong bông cải xanh cũng mất từ 11 - 97%.
- Sữa: hâm nóng sữa (hâm sữa mẹ hay sữa bột pha chế cho bé là điều các mẹ thường làm) hay các loại ngũ cốc bằng lò vi sóng có thể chuyển hóa axit amin thành chất gây ung thư nguy hiểm.
- Rã đông thực phẩm bằng lò vi sóng là nguy cơ tạo nên carcinogen, một chất gây ung thư. Hoa quả, súp hay thịt hầm đông đá nên đưa ra khỏi tủ lạnh trước 1 tiếng hoặc ngâm nước ấm để rã đông một phần trước khi chế biến.
- Không luộc trứng, sò còn kín vỏ trong lò vi sóng, vì khi áp suất trong phần thức ăn tăng, dễ gây hiện tượng phát nổ khi bị bọc kín bằng lớp vỏ, màng mỏng bên ngoài. Giải pháp là xăm lổ vỏ, hoặc bóc sò ra khỏi vỏ hoàn toàn.
- Ngoài ra trứng khi hâm nóng còn trở nên độc hại. Vậy nếu bữa ăn có trứng luộc bạn nên tận dụng hết vào món rau trộn, vừa dễ ăn lại giúp giải quyết trứng thừa hiệu quả.
- Nấm là thực phẩm dễ ăn, thanh đạm nhưng lại khó tiêu hóa, và khi hâm nóng thành phần protein trong nấm sẽ thay đổi gây trạng thái đau bụng, đầy hơi. Nên giải pháp tốt nhất là làm món mì trộn, salad và kết thúc phần nấm thừa bằng bữa ăn nhẹ ngay trong ngày.
- Gà cũng tương tự như nấm, và dù bạn cố hâm lại gà luộc thì nó cũng không còn ngon như lúc ban đầu nữa.
2. Vật dụng đựng thực phẩm thì sao?
- Tránh xa các vật dụng làm bằng nhựa, khi nóng lên bằng nhiệt độ, nhựa thường có tính chất tan chảy, không hợp vệ sinh khi chế biến thực phẩm. Hơn nữa, nhiệt độ cao có thể làm biến tính nhựa dùng đựng thực phẩm thành nguồn sản sinh các chất gây ung thư.
- Không đặt những vật kim loại, hoặc trang trí hoa văn kim loại vào trong lò, tránh nguy cơ phóng điện gây cháy nổ.
- Không đặt trực tiếp túi nhựa, túi giấy bọc thức ăn vào trong lò vi sóng.
- Không cho lò hoạt động khi không có thức ăn và nước ở trong lò, vì vậy nên đặt thường xuyên một ly nước trong lò để tránh người chưa từng sử dụng lò vô ý bật hoạt động.
Trên đây là những lưu ý quan trọng để bạn chuẩn bị món ăn bằng lò vi sóng an toàn hơn, đồng thời loại bỏ những thói quen trước nay tưởng chừng như vô hại nhưng thực hiện không đúng cách thì vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe lâu dài và an toàn của lò vi sóng và cho chính bạn.
>>> Mời bạn tham khảo những mẫu thiết kế lò vi sóng đa dạng và các thiết bị Gia dụng - nhà bếp khác hiện phân phối tại Binhminhdigital.
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D