- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- 0938338315 0919622882
Nâng cao kỹ thuật nhiếp ảnh với mối quan hệ giữa ba yếu tố ISO, khẩu độ, tốc độ khi phơi sáng
20/04/2016, 09:20 AM
Cần chú ý ISO, khẩu độ, tốc độ khi điều khiển máy ảnh. Chỉ cần hiểu rõ và nắm bắt được mối tương quan giữa ba yếu tố này thì việc có một bức ảnh đẹp cũng không quá khó. Bức ảnh của bạn sẽ được phơi sáng hoàn hảo.
>>>Tin khác: Hãng Zenit của Nga trở lại với 3 ống kính mới
Để phơi sáng chuẩn
Việc phơi sáng giống hứng nước vào xô. Xô nhỏ hứng ít nước, xô to thì được nhiều nước. Ống kính máy ảnh cũng như vậy. Khẩu độ, Tốc độ và ISO có ý nghĩa tương đương với diện tích bề mặt, thời gian và số lượng ánh sáng đi vào trong máy ảnh.
Và có một điều rất quan trọng là không thể điều chỉnh nguồn sáng nhiều hay ít được nên phải tuyệt đối chú ý ba yếu tố trên.
ISO: Điều khiển độ nhạy của cảm biến máy ảnh đối với lượng ánh sáng được ghi nhận.
Khẩu độ: điều khiển diện tích cho phép ánh sáng đi vào trong máy ảnh.
Tốc độ: Điều khiển thời gian thu nhận ánh sáng.
Độ nhạy sáng ISO
ISO xác định độ nhạy sáng của máy ảnh với ánh sáng thu nhận được. Nó có quan hệ mật thiết với kết quả phơi sáng theo tỉ lệ 1: khi tăng hoặc giảm (điều này giống với tốc độ chụp). Nhưng khác với khẩu độ và tốc độ khi có thể tăng lên tối đa, không nên tăng ISO lên các mức quá cao bởi có một nghịch lý là ISO càng cao thì hiện tượng nhiễu hạt của ảnh xảy ra càng nặng. Thường ISO sẽ được tăng khi khẩu độ và tốc độ không thể đạt được kết quả mong muốn.
Khẩu độ ống kính
Điều chỉnh khẩu độ chính là điều chỉnh diện tích mắt ống kính, hay đơn giản là mở rộng độ mở các lá khẩu để ánh sáng đi vào thấu kính trong ống kính nhiều hơn. Nó được xác định bằng giá trị f-stop ghi trên thân ống kính, có tính nghịch đảo với độ mở khẩu độ. Nếu trị số f càng nhỏ tức là độ mở khẩu lớn và ngược lại. Mỗi khi f giảm đi một nửa, thì diện tích mở tăng gấp bốn lần. Mỗi máy ảnh sẽ có các tiêu chuẩn khẩu độ khác nhau.
Thường thì khẩu độ hẹp có ánh sáng đi vào ít hơn nên cần tăng mức ISO và giảm đi tốc độ màn trập để hút ánh sáng nhiều hơn. Bên cạnh đó, khẩu độ khoảng lớn hơn cho phép chụp linh hoạt và sáng tạo hơn. Thêm một vấn đề nữa là độ sâu trường ảnh (DOF) có thể thay đổi bằng cách điều chỉnh độ mở khẩu to hay nhỏ tùy ý. Thông thường, các ống kính có khẩu độ lớn lại cho phép chụp chân dung xóa phông khá tốt hay chụp ảnh bokeh bởi khẩu to khiến độ sâu trường ảnh mỏng đi đáng kể. Và ngược lại, khẩu độ nhỏ dần lại cho phép điều chỉnh DOF sâu hơn, làm nổi rõ và sắc nét các đối tượng trong một vùng rộng hơn.
Dưới đây là bảng quan hệ giữa khẩu độ và tốc độ. Kết hợp giữa khẩu độ và tốc độ trên đều mang lại một kết quả chung cho bức ảnh:
Tốc độ chụp được xác định khi màn trập của máy ảnh được mở ra và đóng lại để nhận ánh sáng từ bên ngoài thông qua hệ thống ống kính. Đó là thời gian ánh sáng bên ngoài đi thẳng vào cảm biến. Tốc độ chụp với tên chuyên gọi chuyên ngành là Shutter Speed, còn có một tên gọi khác là thời gian phơi sáng - Exposure Time.
Khi thời gian phơi sáng tăng lên bao nhiều, thì lượng ánh sáng đi vào camera cũng tăng lên bấy nhiêu. Thực tế, tốc độ màn trập được thiết kế với một khoảng tham số rất rộng, chủ yếu là để phục vụ nhu cầu phơi sáng và được dùng trong từng trường hợp cụ thể.
Trong các trường hợp khi đối tượng chụp có sự di chuyển liên tục hoặc nhanh, thì tốc độ được đặt lên hàng đầu để có được một bức ảnh sắc nét. Vì đơn giản thời gian phơi sáng quá lâu làm nhòe nét ảnh.
Nếu bạn có nhu cầu muốn sắm máy ảnh mới, hãy liên hệ Binh Minh Digital để sở hữu những sản phẩm tốt nhất mà giá cả vô cùng cạnh tranh thông qua hai hình thức: mua hàng trả góp và thanh toán một lần.
>>>Tin khác: Hãng Zenit của Nga trở lại với 3 ống kính mới
Để phơi sáng chuẩn
Việc phơi sáng giống hứng nước vào xô. Xô nhỏ hứng ít nước, xô to thì được nhiều nước. Ống kính máy ảnh cũng như vậy. Khẩu độ, Tốc độ và ISO có ý nghĩa tương đương với diện tích bề mặt, thời gian và số lượng ánh sáng đi vào trong máy ảnh.
Và có một điều rất quan trọng là không thể điều chỉnh nguồn sáng nhiều hay ít được nên phải tuyệt đối chú ý ba yếu tố trên.
ISO: Điều khiển độ nhạy của cảm biến máy ảnh đối với lượng ánh sáng được ghi nhận.
Khẩu độ: điều khiển diện tích cho phép ánh sáng đi vào trong máy ảnh.
Tốc độ: Điều khiển thời gian thu nhận ánh sáng.
Độ nhạy sáng ISO
ISO xác định độ nhạy sáng của máy ảnh với ánh sáng thu nhận được. Nó có quan hệ mật thiết với kết quả phơi sáng theo tỉ lệ 1: khi tăng hoặc giảm (điều này giống với tốc độ chụp). Nhưng khác với khẩu độ và tốc độ khi có thể tăng lên tối đa, không nên tăng ISO lên các mức quá cao bởi có một nghịch lý là ISO càng cao thì hiện tượng nhiễu hạt của ảnh xảy ra càng nặng. Thường ISO sẽ được tăng khi khẩu độ và tốc độ không thể đạt được kết quả mong muốn.
Khẩu độ ống kính
Điều chỉnh khẩu độ chính là điều chỉnh diện tích mắt ống kính, hay đơn giản là mở rộng độ mở các lá khẩu để ánh sáng đi vào thấu kính trong ống kính nhiều hơn. Nó được xác định bằng giá trị f-stop ghi trên thân ống kính, có tính nghịch đảo với độ mở khẩu độ. Nếu trị số f càng nhỏ tức là độ mở khẩu lớn và ngược lại. Mỗi khi f giảm đi một nửa, thì diện tích mở tăng gấp bốn lần. Mỗi máy ảnh sẽ có các tiêu chuẩn khẩu độ khác nhau.
Thường thì khẩu độ hẹp có ánh sáng đi vào ít hơn nên cần tăng mức ISO và giảm đi tốc độ màn trập để hút ánh sáng nhiều hơn. Bên cạnh đó, khẩu độ khoảng lớn hơn cho phép chụp linh hoạt và sáng tạo hơn. Thêm một vấn đề nữa là độ sâu trường ảnh (DOF) có thể thay đổi bằng cách điều chỉnh độ mở khẩu to hay nhỏ tùy ý. Thông thường, các ống kính có khẩu độ lớn lại cho phép chụp chân dung xóa phông khá tốt hay chụp ảnh bokeh bởi khẩu to khiến độ sâu trường ảnh mỏng đi đáng kể. Và ngược lại, khẩu độ nhỏ dần lại cho phép điều chỉnh DOF sâu hơn, làm nổi rõ và sắc nét các đối tượng trong một vùng rộng hơn.
Dưới đây là bảng quan hệ giữa khẩu độ và tốc độ. Kết hợp giữa khẩu độ và tốc độ trên đều mang lại một kết quả chung cho bức ảnh:
Tốc độ chụp
Tốc độ chụp được xác định khi màn trập của máy ảnh được mở ra và đóng lại để nhận ánh sáng từ bên ngoài thông qua hệ thống ống kính. Đó là thời gian ánh sáng bên ngoài đi thẳng vào cảm biến. Tốc độ chụp với tên chuyên gọi chuyên ngành là Shutter Speed, còn có một tên gọi khác là thời gian phơi sáng - Exposure Time.
Khi thời gian phơi sáng tăng lên bao nhiều, thì lượng ánh sáng đi vào camera cũng tăng lên bấy nhiêu. Thực tế, tốc độ màn trập được thiết kế với một khoảng tham số rất rộng, chủ yếu là để phục vụ nhu cầu phơi sáng và được dùng trong từng trường hợp cụ thể.
Trong các trường hợp khi đối tượng chụp có sự di chuyển liên tục hoặc nhanh, thì tốc độ được đặt lên hàng đầu để có được một bức ảnh sắc nét. Vì đơn giản thời gian phơi sáng quá lâu làm nhòe nét ảnh.
Nếu bạn có nhu cầu muốn sắm máy ảnh mới, hãy liên hệ Binh Minh Digital để sở hữu những sản phẩm tốt nhất mà giá cả vô cùng cạnh tranh thông qua hai hình thức: mua hàng trả góp và thanh toán một lần.
Tin tức liên quan
Ảnh chân dung và những lỗi cần tránh(4/03/2016) |
Hiểu để quay phim bằng DSLR tốt hơn(23/03/2016) |
Mách bạn mẹo nhỏ giúp chụp ảnh xóa phông siêu đẹp(23/07/2019) |
Mẹo chụp ảnh thiên văn bạn có thể thử(26/07/2018) |
Kỹ thuật lấy nét trong thể loại chụp ảnh Macro(16/09/2017) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI CÔNG NGHỆ BÌNH MINH
MST: 0110389212 Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm
info@binhminhdigital.com
Địa điểm kinh doanh: Số 133 Hoàng Cầu , phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa , Thành Phố Hà Nội
STK : 915365888888 tại MB Hà Thành
Hotline : 0938338315 - 0919622882 - 0909858266
Hà Nội,
Việt Nam,
115000