Lý do Fujiflim không chế tạo máy ảnh DSLR Full-frame

17/03/2016, 10:00 AM
Là một hãng máy ảnh danh tiếng không kém gì so với Canon và Nikon, các sản phẩm của Fujifilm cũng được chào đón rất nhiệt tình tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Thế nhưng, khác với 2 đối thủ, Fujifilm chưa bao giờ cho ra mắt những chiếc DSLR full-frame, vốn là những sản phẩm giúp Nikon và Canon chiếm lĩnh thị trường. Mảng máy ảnh Mirrorless với cảm biến APS-C vẫn là mục tiêu theo đuổi trong suốt những năm qua của hãng. Hẳn điều này sẽ gây ra không ít sự khó hiểu cho người dùng.

Theo ông Takashi Ueno – Giám đốc sản phẩm của dòng X-Camera của Fujifilm, đồng thời cũng là một chuyên gia nhiếp ảnh, thì bởi một vài nguyên nhân sau:



Lý do Fujiflim không chế tạo máy ảnh DSLR Full-frame




1. Sự phù hợp về cảm biến


Khi có sự thay đổi giữa máy phim và máy kỹ thuật số, các máy ảnh SLR có gương lật tiếp tục sử dụng ngàm ống kính cũ để tận dụng tối đa những ống kính của những máy phim trước đây. Điểm mấu chốt là từ những năm 80 thì Fujifilm đã ngừng sản xuất dòng máy SLR cảm biến Full-frame có kích thước 24x36mm bằng kích thước 35mm của khổ phim truyền thống. Chính vì thế, hãng có thể tự do sản xuất không theo quy củ và cảm thấy rằng cảm biến APS-C là hoàn toàn phù hợp cho kích thước của dòng Mirrorless mà hãng đang theo đuổi.

2. Ống kính nặng nề

Sẽ có nhiều người cho rằng cảm biến lớn sẽ cho khả năng thu sáng và xử lý ảnh tốt hơn, nhưng đó chính là nguyên nhân kéo theo sự cồng kềnh của máy. “Chất lượng ảnh sẽ tốt hơn khi dùng cảm biến Full-frame, nhưng nó đòi hỏi những ống kính đi kèm phải to lớn và cồng kềnh mới có thể tận dụng hết sức mạnh của cảm biến” – ông Takashi Ueno cho biết.
Lý do Fujiflim không chế tạo máy ảnh DSLR Full-frame
Ánh sáng đi vào trong cảm biến phải là ánh sáng vuông góc vì nếu góc lệch sẽ tạo ra sự pha tạp màu sắc do nhiễu sáng làm chất lượng ảnh giảm đi (điều này hoàn toàn khác với phim có thể nhận ánh sáng ở góc chếch 45 độ vẫn đảm bảo chất ảnh). Vì thế, thấu kính cuối ống kính phải đủ lớn để đảm bảo ánh sáng cho cảm biến. Cũng chính vì thế, việc tạo ra một ống kính góc rộng trở nên khó khăn . Bên cạnh đó, khoảng cách giữa thấu kính cuối cùng của ống kính với cảm biến phải càng gần càng tốt vì nó giảm thiểu tối đa sự suy giảm chất lượng ánh sáng tạo ảnh. Nhưng điều này nếu xét trên khoảng cách vật lý thì không thể vì đơn giản các máy DSLR còn có một chiếc gương lật. Bạn có thể xem hình minh họa bên dưới, vị trí số 2 chính là chiếc gương lật ngăn cách giữa ống kính và cảm biến số 4.



Lý do Fujiflim không chế tạo máy ảnh DSLR Full-frame



Một máy ảnh cồng kềnh và quá nặng nề khác xa hoàn toàn với hình ảnh những máy ảnh không gương lật như chiếc
máy ảnh Fujifilm X-A2 của hãng.

3. Khẩu độ đảm bảo độ nét

Đương nhiên, sự thua thiệt về chất lượng ảnh của APS-C so với Full-frame đã được tính toán, và Fujifilm tin rằng nó sẽ được lấp đầy bằng những ống kính có chất lượng vượt trội.

Ông Takashi Ueno đã so sánh hiệu ứng bokeh trên một ống kính có khẩu độ f/1.8 của Full-frame với một ống kính có khẩu độ f/1.4 của APS-C. Chất lượng giữa chúng không hề có khoảng cách quá lớn như ta vẫn nghĩ. Các máy Full-frame thường không để khẩu độ quá nhỏ bởi như đã nói, ánh sáng có thể bị bẻ cong hoặc xiên góc và gây ra tình trạng quang sai hay nhiễu xạ. Trong khi đó, APS-C với khẩu độ nhỏ hơn có thể cho tốc độ màn trập cao hơn nên ảnh sẽ ít bị nhòe và nét hơn rất nhiều.
Lý do Fujiflim không chế tạo máy ảnh DSLR Full-frame
Giám đốc Fujifims cũng cho biết thêm, để tối ưu chất lượng ảnh trên các máy ảnh Fujifilm thì hãng cũng tính toán rất nhiều về công nghệ cảm biến và chip xử lý hình ảnh.

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 116 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000