Các loại ngàm ống kính của từng hãng máy ảnh (phần 1)

25/03/2016, 04:36 AM
Máy ảnh và ống kính liên kết tạo thành một thiết bị chủ lực cho các tay săn ảnh. Nhưng không phải cứ lấy máy và ống kính gắn vào nhau là được. Từng hãng sản xuất sẽ có những loại ống kính riêng cho máy ảnh của những hãng đó. Giữa chúng được kết nối thông qua một ngàm ống kính. Cần phân biệt rõ những loại ngàm ống kính của từng hãng máy ảnh mới có sự lựa chọn chính xác cho chiếc máy của mình.

>>>Theo dõi tin nhiếp ảnh tại Binh Minh Digital


Đối với máy ảnh Canon

Các máy ảnh Canon có hai loại ngàm chính để nối ống kính vào, đó là EF và EF-S. Chúng có thể được làm bằng nhựa, hoặc bằng kim loại tùy từng máy.

  - Ngàm EF (Electro Focus): là ngàm lấy nét điện tử. Loại này được đưa lên làm tiêu chuẩn vào năm 1997 mục đích là để phù hợp với các máy SLR thời đó. Đặc điểm trên ngàm có hình tròn màu đỏ.

  - Ngàm EF-S (Electro-Focus Short back focus): xuất hiện vào năm 2003, khi Canon ra mắt chiếc máy ảnh mới là Canon EOS 300D có thiết kế ngàm mới. Loại ngàm này có khoảng tiêu cự phía sau ngắn hơn so với các ống kính ngàm EF. Đặc điểm nhận biết là hình vuông trắng được đánh dấu trên ngàm. Nó được thiết kế với mục đích là để thấu kính của ống kính gần hơn so với cảm biến nhưng vẫn đủ thoáng để không chạm vào chiếc gương lật bên trong. Từ đó, khoảng tiêu cự ngắn cho phép gắn các ống kính góc rộng mà giá thành lại không quá cao.

Các phân biệt hai loại ngàm này rất dễ. Nhìn vào hình dưới, bạn sẽ nhận ra ngay. Chỉ cần lấy một body máy Canon, sau đó nhìn vào ngàm, nếu chỉ có một chấm đỏ thì là ngàm EF, nếu có chấm đỏ và có thêm một hình vuông nhỏ màu trăng thì là ngàm EF-S.
Các loại ngàm ống kính của từng hãng máy ảnh (phần 1)
Các ống kính cũng có ngàm và chúng cũng được thiết kế và có đặc điểm nhận dạng giống y chang như ngàm của máy ảnh.

Các ống kính của Canon, nếu thuộc dòng L thì sẽ thì sẽ tương thích ngàm EF. Còn lại, nếu không thuộc dòng L thì sẽ tương thích với ngàm EF. Tuy nhiên, có một số ống kính EF thông dụng có thể lắp vào ngàm EF-S.

Cách lắp ống kính như sau: đưa ngàm ống kính vào sát ngàm máy ảnh, chỉnh cho ký hiệu chấm đỏ tròn và chấm trắng vuông thẳng của máy ảnh và ống kính thẳng một hàng với nhau. Sau đó, dùng tay xoay ống kính ngược chiều kim đồng hồ khoảng nửa vòng (hoặc hơn). Khi nào nghe tiếng “cạch” hay “tạch” là ống kính đã được lắp chắc chắn vào máy ảnh.

Đối với máy ảnh Nikon

Có hai loại ngàm chính là F-Mount và 1-Mount.

  - Ngàm F-Mount: xuất hiện cùng với sự ra đời của dòng máy Nikon F vào năm 1959. Loại ngàm này có 3 chấu như trong hình. Đặt ống kính sát với ngàm, tại vị trí góc 2 giờ đồng hồ của ngàm, xoay ống kính ngược chiều kim đồng hồ. Xoay cho tới khi nghe tiếng “cạch” hay “click” là ống kính đã được khớp hoàn toàn với máy.

  - Ngàm 1-Mount: xuất hiện cùng với các máy ảnh có định dạng ảnh CX mới. Cách lắp ống kính cũng giống với khi lắp bên ngàm F-Mount.
Các loại ngàm ống kính của từng hãng máy ảnh (phần 1)
Ngàm mới này tương thích với 4 loại ống kính của Nikon là:

  - NIKKOR VR 10-30mm f/3.5-5.6
  - NIKKOR VR 30-110mm f/3.8-5.6
  - NIKKOR 10mm f/2.8
  - NIKKOR VR 10-100mm f/4.5-5.6 PD-ZOOM.

Trên thực tế, ngoài 4 loại ống kính nói trên, dù là hai loại ngàm khác nhau nhưng các ống kính có ngàm F-Mount vẫn có thể tương thích với thân máy có ngàm 1-Mount bằng cách sử dụng một ngàm chuyển FT1.

Các máy Nikon được chia ra làm 3 loại: loại máy crop có định dạng DX, loại máy Full-frame có định dạng FX, còn loại máy crop mới định dạng CX dùng cảm biến CMOS. Trong đó, loại máy DX và FX tương thích với ngàm F-Mount, loại máy CX tương thích với ngàm 1-Mount.

Đối với máy Sony

Có hai loại ngàm là A-Mount và E-Mount

  - Ngàm A-Monut: dành cho các máy ảnh DSLR được hãng sản xuất từ tháng 8-2011 trở về trước.

  - Ngàm E-Mount: từ thán 8-2011, hãng ra mắt dòng máy ảnh không gương lật (mirrorless) có tên Nex (Nex-3, Nex-5,…) và bắt đầu sử dụng ngàm mới có tên E-Mount. Và bây giờ là các máy ảnh không gương lật Sony Alpha (Sony Alpha A5000, Sony Alpha A6000…)
Các loại ngàm ống kính của từng hãng máy ảnh (phần 1)
Sony chủ yếu có 3 ống kính sử dụng ngàm E-Mount:

  - 18-55mm f/3.5-5.6
  - 18-200mm f/3.5-6.3
  - 16mm f/2.8

Chỉ cần nhìn vào ngàm trên thân máy là biết thuộc loại nào. Nếu ngàm có ghi chữ E-Mount và 1 dấu chấm trắng thì là ngàm E-Mount. Nếu ngàm không ghi chữ gì, có một chấm đỏ và một viền đỏ bao quanh bên ngoài thì là ngàm A-Mount giống như hình.

Với các ống kính, có thể phân biệt dựa vào dãy số hiệu trên ống. Nếu dãy số hiệu trên ống có hai chữ đầu tiên là SA (ví dụ như SAL50M28) thì chữ A cho biết là ống kính này dùng ngàm A-Mount. Nếu là chữ SE thì chữ E (ví dụ như SEL16F28) cho biết ống kính này dùng ngàm E-Mount.


>>>Bài liên quan: Phụ kiện hoàn hảo cho máy ảnh Sony A6300



Đối với hãng Pentax

Có nhiều loại ngàm, phức tạp hơn so với các hãng khác

  -Ngàm M42: ngàm ống kính có hệ thống răng xoay, được sử dụng cho máy ảnh SLR chụp bằng phim khổ 35mm.

  - Ngàm K: cũng dùng cho máy SLR chụp phim như M42 nhưng thay hệ răng xoay bằng chấu 3 chân. Nó cũng có kích thước to hơn so với M42 để dễ dàng lắp các ống kính khẩu lớn.

  - Ngàm M: nhỏ hơn ngàm K.

  - Ngàm KF: để phục vụ cho những ống kính có tích hợp motor, cảm biến và pin. Các ống kính này có kích thước to và xấu.

  - Ngàm KA: thay thế cho ngàm KF để tốc độ lấy nét nhanh hơn. Các ống kính sử dụng ngàm này có ký hiệu A trên vòng tùy chỉnh khẩu độ.
Các loại ngàm ống kính của từng hãng máy ảnh (phần 1)
  - Ngàm KAF: Các máy sử dụng ngàm này là những máy có tính năng lấy nét tự động. Hãng Pentax cũng thêm motor lấy nét vào thân máy.

  - Ngàm KAF2: Các ống kính sử dụng ngàm này có động cơ lấy nét siêu nhanh và giảm độ ồn, tăng độ êm và mượt khi sử dụng.
 

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 116 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000