- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- Liên hệ: 0938.338.315 - 0909858266
Hiểu máy ảnh hơn với hệ số crop factor
20/02/2016, 09:15 AM
Nằm trong sự vận động linh hoạt của thế giới chung, ngành ảnh cũng không ngừng biến đổi và phát triển để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người. Trải qua một thời kì biến động, từ máy ảnh phim bước sang một lĩnh vực mới - thời đại của máy ảnh số kéo theo hàng loạt sự thay đổi, cải tiến các bộ phận, thiết bị. khác. Cảm biến máy ảnh cũng không nằm ngoài guồng quay này.
Nhưng cũng giống như bất cứ một lĩnh vực nào, dù có phát triển hay thay đổi đến đâu vẫn luôn có một mẫu chung thông dụng nhất để làm mốc, làm chuẩn so sánh các đối tượng khác nhau. Trong cảm biến máy ảnh cũng vậy, cảm biến full frame với kích thước tương đương khổ phim 35mm được xem là hệ chuẩn. Lí giải cho việc lấy cảm biến này làm hệ chuẩn, Binhminhdgital Vũng Tàu có thể giải thích một cách dễ hiểu như sau: Như chúng ta đã biết, ống kính cung cấp một “đường vòng tròn” thu nhận ánh sáng trong khi cảm biến hình ảnh lại có dạnh hình học là hình chữ nhật, có nghĩa là nó chỉ thu nhận được một lượng ánh sáng đúng bằng kích thước của nó, phần còn lại sẽ được vứt bỏ. Cảm biến full frame có kích thước 36mm x 24mm với 4 đỉnh nằm ngay trên đường tròn hình ảnh đó, vì vậy nó sẽ nhận được lượng ánh sáng nhiều nhất so với tất cả những cảm biến thế hệ sau này, khi kích thước của chúng nhỏ hơn mức 36mm x 24mm ở trên. Không phải các nhà sản xuất không muốn tạo ra một loại cảm biến số mới có kích thức tương tự như vậy, đơn giản vì thiếu công nghệ và tốn rất nhiều chi phí nên các loại cảm biến nhỏ hơn mức full frame được sử dụng rộng rãi hơn. Kích thước nhỏ hơn cũng đồng thời kéo theo dải tiêu cự và góc nhìn nhỏ hơn, lượng ánh sáng thu được cũng ít hơn. Trong bối cảnh hàng loạt loại cảm biến mới ra đời với muôn hình vạn trạng và không thống nhất, vì vậy, thế giới thống nhất quy định lấy cảm biến full frame làm chuẩn để có cơ sở so sánh/đối chiếu nhằm cho việc phân loại, lựa chọn và quản lí trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
Để biết lượng ánh sáng mà cảm biến nhận được như thế nào, người ta quy đổi nó với cảm biến full frame 35mm. Và hệ số crop chính là kết quả của việc quy đổi trên. Hệ số crop cho thấy sự chênh lệch kích thước giữa cảm biến máy ảnh phim và máy ảnh số. Nó cho biết diện tích cảm biến nhận ánh sáng so với đường tròn ống kính.
Xem thêm: Tiêu cự ống kính và những điều cần biết
Định nghĩa thông dụng nhất của crop là tỷ số của đường chéo (43,3 mm) của một cảm biến máy ảnh frame 35 mm so với đường chéo của cảm biến máy ảnh được dùng. Các tính toán hệ số này cũng rất đơn giản. Nếu biết kích thước các cạnh của cảm biến máy ảnh, bạn dùng định lí Pytago (a² + b² = c²) để tìm ra độ dài đường chéo của từng cảm biến, sau đó lấy giá trị đường chéo cảm biến full frame chia cho giá trị đường chéo của cảm biến máy ảnh đang được quy đổi là sẽ ra hệ số crop.
Ví dụ: Máy ảnh Nikon có kích thước cảm biến là 13.20 x 8.80mm. Tính ra hệ số crop của nó so với máy phim bằng cách:
Tính độ dài đường chéo cảm biến máy phim 35mm: 36² + 24² = 1872², vì vậy đường chéo là 43.27
Tính độ dài đường chéo cảm biến máy Nikon: 13.20² + 8.80² = 251,68 ², vì vậy đường chéo là 15.86
Lấy đường chéo cảm biến máy full frame chia cho đường chéo cảm biến máy full frame ta được Crop Factor: 43,27 / 15,86 = 2.73
Từ đó, ta có thể thấy so với máy phim, máy ảnh Nikon có hệ số cắt là 2.7x (đã làm tròn)
Yếu tố crop cũng thường được dùng trong độ dài tiêu cự. Bạn có thể biết tiêu cự ống kính máy ảnh mình dùng tương đương với con số bao nhiêu trên máy ảnh phim thì chỉ cần lấy độ dài tiêu cự của máy ảnh có được nhân với hệ số crop là nó sẽ ra.
Thật ra biết hệ số crop không thừa, con số này cho ta biết mức độ quy đổi tiêu cự và góc nhìn tương đương trong máy ảnh. Nó cung cấp một hệ chuẩn để các nhiếp ảnh gia có thể hiểu trường nhìn của các ống kính sẽ như thế nào khi được gắn trên một máy ảnh phim hay máy ảnh full-frame. Vì liên quan đến góc chụp, độ dài tiêu cự và trường nhìn nên hệ số crop là một yếu tố quan trọng giúp bạn quyết định có nên mua một máy ảnh nào đó hay không. Với cùng một ống kính cùng tiêu cự và cự ly tương ứng, máy có cảm biến có hệ số crop lớn hơn cho khuôn hình với góc chụp hẹp hơn, tạo hiệu ứng kéo gần và phóng to đối tượng hơn.
Hiện tại, chúng ta có các sản phẩm máy ảnh với hệ số crop như sau:
- 1.5x Crop Factor: Fuji X-A1, X-M1, X-E2, X-T1, X-Pro1, Nikon DX (Coolpix A, D3300, D5500, D7100); Sony A5100, A6000, Samsung NX1; Pentax K-5 II.
- 1.6x Crop Factor: Canon Digital Rebel, EOS M2, 70D, 7D Mk II.
- 2.0x Crop Factor / Micro Four Thirds: Panasonic DMC Series, Olympus OM-D Series.
- 2.7x Crop Factor: Nikon CX (J4, S2, AW1, V3), Samsung NX Mini, Sony RX100 III, RX 10.
Nhưng cũng giống như bất cứ một lĩnh vực nào, dù có phát triển hay thay đổi đến đâu vẫn luôn có một mẫu chung thông dụng nhất để làm mốc, làm chuẩn so sánh các đối tượng khác nhau. Trong cảm biến máy ảnh cũng vậy, cảm biến full frame với kích thước tương đương khổ phim 35mm được xem là hệ chuẩn. Lí giải cho việc lấy cảm biến này làm hệ chuẩn, Binhminhdgital Vũng Tàu có thể giải thích một cách dễ hiểu như sau: Như chúng ta đã biết, ống kính cung cấp một “đường vòng tròn” thu nhận ánh sáng trong khi cảm biến hình ảnh lại có dạnh hình học là hình chữ nhật, có nghĩa là nó chỉ thu nhận được một lượng ánh sáng đúng bằng kích thước của nó, phần còn lại sẽ được vứt bỏ. Cảm biến full frame có kích thước 36mm x 24mm với 4 đỉnh nằm ngay trên đường tròn hình ảnh đó, vì vậy nó sẽ nhận được lượng ánh sáng nhiều nhất so với tất cả những cảm biến thế hệ sau này, khi kích thước của chúng nhỏ hơn mức 36mm x 24mm ở trên. Không phải các nhà sản xuất không muốn tạo ra một loại cảm biến số mới có kích thức tương tự như vậy, đơn giản vì thiếu công nghệ và tốn rất nhiều chi phí nên các loại cảm biến nhỏ hơn mức full frame được sử dụng rộng rãi hơn. Kích thước nhỏ hơn cũng đồng thời kéo theo dải tiêu cự và góc nhìn nhỏ hơn, lượng ánh sáng thu được cũng ít hơn. Trong bối cảnh hàng loạt loại cảm biến mới ra đời với muôn hình vạn trạng và không thống nhất, vì vậy, thế giới thống nhất quy định lấy cảm biến full frame làm chuẩn để có cơ sở so sánh/đối chiếu nhằm cho việc phân loại, lựa chọn và quản lí trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
Để biết lượng ánh sáng mà cảm biến nhận được như thế nào, người ta quy đổi nó với cảm biến full frame 35mm. Và hệ số crop chính là kết quả của việc quy đổi trên. Hệ số crop cho thấy sự chênh lệch kích thước giữa cảm biến máy ảnh phim và máy ảnh số. Nó cho biết diện tích cảm biến nhận ánh sáng so với đường tròn ống kính.
Xem thêm: Tiêu cự ống kính và những điều cần biết
Định nghĩa thông dụng nhất của crop là tỷ số của đường chéo (43,3 mm) của một cảm biến máy ảnh frame 35 mm so với đường chéo của cảm biến máy ảnh được dùng. Các tính toán hệ số này cũng rất đơn giản. Nếu biết kích thước các cạnh của cảm biến máy ảnh, bạn dùng định lí Pytago (a² + b² = c²) để tìm ra độ dài đường chéo của từng cảm biến, sau đó lấy giá trị đường chéo cảm biến full frame chia cho giá trị đường chéo của cảm biến máy ảnh đang được quy đổi là sẽ ra hệ số crop.
Ví dụ: Máy ảnh Nikon có kích thước cảm biến là 13.20 x 8.80mm. Tính ra hệ số crop của nó so với máy phim bằng cách:
Tính độ dài đường chéo cảm biến máy phim 35mm: 36² + 24² = 1872², vì vậy đường chéo là 43.27
Tính độ dài đường chéo cảm biến máy Nikon: 13.20² + 8.80² = 251,68 ², vì vậy đường chéo là 15.86
Lấy đường chéo cảm biến máy full frame chia cho đường chéo cảm biến máy full frame ta được Crop Factor: 43,27 / 15,86 = 2.73
Từ đó, ta có thể thấy so với máy phim, máy ảnh Nikon có hệ số cắt là 2.7x (đã làm tròn)
Yếu tố crop cũng thường được dùng trong độ dài tiêu cự. Bạn có thể biết tiêu cự ống kính máy ảnh mình dùng tương đương với con số bao nhiêu trên máy ảnh phim thì chỉ cần lấy độ dài tiêu cự của máy ảnh có được nhân với hệ số crop là nó sẽ ra.
Thật ra biết hệ số crop không thừa, con số này cho ta biết mức độ quy đổi tiêu cự và góc nhìn tương đương trong máy ảnh. Nó cung cấp một hệ chuẩn để các nhiếp ảnh gia có thể hiểu trường nhìn của các ống kính sẽ như thế nào khi được gắn trên một máy ảnh phim hay máy ảnh full-frame. Vì liên quan đến góc chụp, độ dài tiêu cự và trường nhìn nên hệ số crop là một yếu tố quan trọng giúp bạn quyết định có nên mua một máy ảnh nào đó hay không. Với cùng một ống kính cùng tiêu cự và cự ly tương ứng, máy có cảm biến có hệ số crop lớn hơn cho khuôn hình với góc chụp hẹp hơn, tạo hiệu ứng kéo gần và phóng to đối tượng hơn.
Hiện tại, chúng ta có các sản phẩm máy ảnh với hệ số crop như sau:
- 1.5x Crop Factor: Fuji X-A1, X-M1, X-E2, X-T1, X-Pro1, Nikon DX (Coolpix A, D3300, D5500, D7100); Sony A5100, A6000, Samsung NX1; Pentax K-5 II.
- 1.6x Crop Factor: Canon Digital Rebel, EOS M2, 70D, 7D Mk II.
- 2.0x Crop Factor / Micro Four Thirds: Panasonic DMC Series, Olympus OM-D Series.
- 2.7x Crop Factor: Nikon CX (J4, S2, AW1, V3), Samsung NX Mini, Sony RX100 III, RX 10.
Tin tức liên quan
LiveView và bước nhảy từ compact sang DSLR(19/03/2016) |
Chế độ cân bằng trắng trên máy ảnh(17/02/2016) |
Thiết lập Highlight Tone Priority trên máy ảnh Canon(5/09/2017) |
Bức tranh toàn cảnh về Bokeh(5/03/2016) |
Tỉ lệ hình ảnh và những vấn đề liên quan(21/03/2016) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH
GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
info@binhminhdigital.com
Địa chỉ trụ sở: Điểm công nghiệp Tân Hội, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Hà Nội
Địa điểm kinh doanh: Số 2 ngõ 111 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh,
Việt Nam,
700000