- Không có sản phẩm nào
- T2-T6: 8h15 - 17h15 - T7-CN: 8h15-16h15
- 0938338315 0919622882
ISO trên máy ảnh kĩ thuật số
27/01/2016, 09:49 AM
ISO
Trên máy ảnh kĩ thuật số hiện nay, ISO được hiểu là mức độ nhạy cảm với ánh sáng (tự nhiên, nhân tạo) của cảm biến.
ISO được biểu thị trên máy ảnh là một dãy số có giá trị tăng dần. Giá trị này trên từng máy ảnh sẽ khác nhau nhưng mức cơ bản nhất được mặc định là 100. Nó có nghĩa là thiết lập ISO trong khoảng giá trị đó, các bức ảnh của bạn sau khi chụp sẽ có chất lượng nằm trong mức chấp nhận.
Thông thường, chất lượng hình ảnh tỉ lệ nghịch với sự gia tăng mức ISO. Trên nền ảnh số, khi tăng giá trị ISO lên cao, các vùng tối, sẫm màu trên ảnh sẽ nổi các đốm màu xanh đỏ làm các chi tiết bị xóa mờ đường phân cách và bết vào nhau, gây sai màu. Hiện tượng này là Noise (nhiễu) và luôn được mọi người né tránh (phân biệt với loại nhiễu Grain được yêu thích trên máy phim).
Cơ chế gây ra hiện tượng này là do dòng điện chuyển đổi trong cảm biến bị nhiễu loạn vì nhiệt độ tăng cao hay các sóng truyền trong không khí bị rối loạn gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xử lí của cảm biến, kết quả là hệ mạch tạo ra những tín hiệu thừa trên bức ảnh. Không ít thì nhiều, bất cứ chiếc máy ảnh số nào cũng có hiện tượng nhiễu và điều này là không tránh khỏi, dù công nghệ có cao và tiên tiến đến đâu.
Ngược lại, khi hạ mức ISO xuống càng thấp, hình ảnh càng trở nên sắc nét và mịn màng hơn.
Điều này sẽ làm nhiều người đặt câu hỏi các nhà sản xuất gia tăng ISO lên cao nhằm mục đích gì. Khi càng tăng ISO ảnh càng vỡ hạt thì những giá trị ISO như 102.400 hoặc mở rộng đến con số khủng khiếp 3.280.000 trên máy Nikon D5 để làm gì. Thật ra, cái gì cũng có hai mặt của nó. Trong những trường hợp chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, chủ thể chụp chuyển động với tốc độ cực nhanh, cần ảnh hơn chất lượng hoặc nếu dùng đèn plash sẽ phá vỡ tinh thần của bức ảnh, lúc này ISO cao phát huy công dụng của nó. Trong các trường hợp này, ISO cao kết hợp với các nhân tố khác như màn trập và khẩu độ, máy ảnh sẽ cho ra bức ảnh đúng sáng và rõ ràng nhất. Bên cạnh đó, hầu hết các máy ảnh hiện nay đều dùng cảm biến giảm nhiễu, bộ vi xử lí hình ảnh DIGIC, sử dụng cơ chế chống rung, tính năng Multi Shot Noise Reduction hoặc chân máy nên hiện tượng này được kiểm soát rất tốt.
Xem thêm trên Binhminhdigital Hồ Chí Minh
Chọn ISO phù hợp
• Trên lí thuyết, mức ISO “đóng khung” cho mỗi trường hợp cụ thể như sau:
- Trời nắng, ánh sáng tốt, chụp chân dung, chụp cận cảnh và chụp phong cảnh: ISO 50 – 80.
- Trời nắng nhẹ, không mây: ISO 100 (tiêu chuẩn).
- Trời không nắng và có mây: ISO 200.
- Ánh sáng yếu, hoặc chụp trong nhà: ISO từ 400 trở lên.
Tuy nhiên, nếu tất cả các trường hợp đều vận dụng lí thuyết này vào và đều đem lại chất lượng ảnh tuyệt vời thì không có gì đáng nói. Việc áp dụng mức ISO vào từng bức ảnh cụ thể trong thực tế rắc rối và linh loạt hơn nhiều. Tất cả đều tùy loại máy và trình độ, hiểu biết của người chụp. Những người mới sử dụng máy ảnh có thể thiết lập giá trị ISO theo gợi ý này nhưng những người chơi ảnh lâu năm sẽ dùng kinh nghiệm của mình để cài đặt ISO, đảm bảo từng bức ảnh tuy khác nhau về bối cảnh, điều kiện chụp nhưng đều giống nhau ở chất ảnh “miễn chê”. Và thực tế, ISO không đi riêng lẻ, nó đi kèm với khẩu độ và màn trập, tạo nên một bộ ba làm việc ăn ý. Ví dụ: khi chụp ảnh các học viên tốt nghiệp vào một ngày nắng đẹp, đồng thời tung sách vở, mũ và nhảy lên cao kiểu “một cảm giác rất yomost”: để bắt nét đúng khoảnh khắc “trên không” của đối tượng mà không bị nhòe, bạn sẽ cài ISO ở mức 800 và tốc độ màn trập 1/200 giây. Hoặc khi chụp pháo hoa với máy ảnh Canon EOS 500D, ISO 3.200 sẽ mang lại 1 bức ảnh nghệ thuật độc đáo nhất.
• Các tình huống sử dụng ISO cao:
- Chụp các vận động viên thể thao chuyển động với tốc độ nhanh trong điều kiện ánh sáng hạn chế (nhà thi đấu, phòng tập)
- Các buổi hòa nhạc, sự kiện, party.
- Phòng triển lãm nghệ thuật, bảo tàng.
- Khi chụp xa.
- Chụp những bức hình có tính trừu tượng để khắc họa thần thái, cá tính của ảnh.
Tóm lại, giá trị ISO càng thấp thì cho ảnh càng mịn, chất lượng càng cao thì hình ảnh càng bị vỡ hạt nhiều. Bạn hãy luôn ghi nhớ điều này khi thiết lập chế độ ISO cho phù hợp với từng cảnh chụp.
Tin mới: Máy ảnh Leica Panda phiên bản giới hạn
Trên máy ảnh kĩ thuật số hiện nay, ISO được hiểu là mức độ nhạy cảm với ánh sáng (tự nhiên, nhân tạo) của cảm biến.
ISO được biểu thị trên máy ảnh là một dãy số có giá trị tăng dần. Giá trị này trên từng máy ảnh sẽ khác nhau nhưng mức cơ bản nhất được mặc định là 100. Nó có nghĩa là thiết lập ISO trong khoảng giá trị đó, các bức ảnh của bạn sau khi chụp sẽ có chất lượng nằm trong mức chấp nhận.
Thông thường, chất lượng hình ảnh tỉ lệ nghịch với sự gia tăng mức ISO. Trên nền ảnh số, khi tăng giá trị ISO lên cao, các vùng tối, sẫm màu trên ảnh sẽ nổi các đốm màu xanh đỏ làm các chi tiết bị xóa mờ đường phân cách và bết vào nhau, gây sai màu. Hiện tượng này là Noise (nhiễu) và luôn được mọi người né tránh (phân biệt với loại nhiễu Grain được yêu thích trên máy phim).
Ngược lại, khi hạ mức ISO xuống càng thấp, hình ảnh càng trở nên sắc nét và mịn màng hơn.
Điều này sẽ làm nhiều người đặt câu hỏi các nhà sản xuất gia tăng ISO lên cao nhằm mục đích gì. Khi càng tăng ISO ảnh càng vỡ hạt thì những giá trị ISO như 102.400 hoặc mở rộng đến con số khủng khiếp 3.280.000 trên máy Nikon D5 để làm gì. Thật ra, cái gì cũng có hai mặt của nó. Trong những trường hợp chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, chủ thể chụp chuyển động với tốc độ cực nhanh, cần ảnh hơn chất lượng hoặc nếu dùng đèn plash sẽ phá vỡ tinh thần của bức ảnh, lúc này ISO cao phát huy công dụng của nó. Trong các trường hợp này, ISO cao kết hợp với các nhân tố khác như màn trập và khẩu độ, máy ảnh sẽ cho ra bức ảnh đúng sáng và rõ ràng nhất. Bên cạnh đó, hầu hết các máy ảnh hiện nay đều dùng cảm biến giảm nhiễu, bộ vi xử lí hình ảnh DIGIC, sử dụng cơ chế chống rung, tính năng Multi Shot Noise Reduction hoặc chân máy nên hiện tượng này được kiểm soát rất tốt.
Xem thêm trên Binhminhdigital Hồ Chí Minh
Chọn ISO phù hợp
• Trên lí thuyết, mức ISO “đóng khung” cho mỗi trường hợp cụ thể như sau:
- Trời nắng, ánh sáng tốt, chụp chân dung, chụp cận cảnh và chụp phong cảnh: ISO 50 – 80.
- Trời nắng nhẹ, không mây: ISO 100 (tiêu chuẩn).
- Trời không nắng và có mây: ISO 200.
- Ánh sáng yếu, hoặc chụp trong nhà: ISO từ 400 trở lên.
• Các tình huống sử dụng ISO cao:
- Các buổi hòa nhạc, sự kiện, party.
- Phòng triển lãm nghệ thuật, bảo tàng.
- Khi chụp xa.
- Chụp những bức hình có tính trừu tượng để khắc họa thần thái, cá tính của ảnh.
Tóm lại, giá trị ISO càng thấp thì cho ảnh càng mịn, chất lượng càng cao thì hình ảnh càng bị vỡ hạt nhiều. Bạn hãy luôn ghi nhớ điều này khi thiết lập chế độ ISO cho phù hợp với từng cảnh chụp.
Tin mới: Máy ảnh Leica Panda phiên bản giới hạn
Tin tức liên quan
Xử lý ánh sáng một cách đơn giản theo cách của các nhiếp ảnh gia(5/09/2017) |
Kính lọc trên máy ảnh(11/03/2016) |
Làm thế nào để kiểm soát các thông số trên máy ảnh?(13/03/2017) |
Chọn kính ngắm quang học hay kính ngắm điện tử ?(7/11/2016) |
Hiểu máy ảnh hơn với hệ số crop factor(20/02/2016) |
Kết nối
Sản phẩm mới
Tin xem nhiều
- Top 5 máy ảnh Canon giá rẻ bán chạy năm 2016
- Hướng dẫn mua hàng trả góp-duyệt hồ sơ online tại Binhminhdigital
- Những quan niệm sai lầm trong nhiếp ảnh khiến bạn "lạc trôi"
- Máy ảnh nào thích hợp nhất dành cho dân phượt
- Top máy ảnh Full Frame giá rẻ tốt nhất 2017
- Phân biệt hàng chính hãng với hàng nhập khẩu?
- Top máy ảnh DSLR giá rẻ tốt nhất 2017
- MUA SẮM TẬN NƠI TẶNG NGAY QUÀ HẤP DẪN THÁNG 11 TẠI BINHMINHDIGITAL
- Top máy ảnh Mirrorless giá rẻ tốt nhất 2017
- Những cảm xúc lẫn lộn về độ “hot” của tân binh Canon EOS 200D
Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI CÔNG NGHỆ BÌNH MINH
MST: 0110389212 Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm
info@binhminhdigital.com
Địa điểm kinh doanh: Số 133 Hoàng Cầu , phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa , Thành Phố Hà Nội
STK : 915365888888 tại MB Hà Thành
Hotline : 0938338315 - 0919622882 - 0909858266
Hà Nội,
Việt Nam,
115000