Sơ lược về độ sâu trường ảnh (Tiếp theo)

04/03/2016, 10:18 AM
Không gian trên bức ảnh được thể hiện thông qua độ sâu trường. Ảnh càng có độ sâu trường lớn, không gian ảnh càng được kéo dài và nới rộng ra, chẳng hạn như sự hun hút, xa thẳm của một con đường, dãy núi. Ảnh càng có độ sâu trường càng hẹp, không gian ảnh càng bị “nén”, “co” lại. Độ sâu trường ngắn được thể hiện rõ ràng trong những bức ảnh chụp chân dung, chủ thể nổi bật và rõ nét nhất trên khung nền mờ xung quanh. Người cầm máy có thể thông qua việc điều chỉnh thiết lập 3 yếu tố này để thay đổi kích thước trường ảnh như ý muốn. Muốn độ sâu trường ảnh lớn hơn, người dùng phải tăng số f (khép khẩu), giảm độ dài tiêu cự hoặc di chuyển ra xa đối tượng được chụp. Ngược lại, muốn hạn chế độ sâu trường phải giảm giá trị của một trong ba yếu tố trên.

Sơ lược về độ sâu trường ảnh (Tiếp theo)

Binhminhdigital Nha Trang sẽ minh họa cách thay đổi độ sâu trường ảnh thông qua các bức ảnh chụp dưới đây:


Sơ lược về độ sâu trường ảnh (Tiếp theo)

Khi mở khẩu tại f 1.4, ảnh có độ sâu trường mỏng, chiếc lá hiện lên rõ nét và ấn tượng nhất, những cảnh xung quanh được làm mờ đến mức tối đa. Ngược lại,khi khép khẩu về f 22, cây cối xung quanh dần dần lộ ra, chia sẻ sự thu hút ánh mắt người nhìn với chủ thể chính. Lúc này, chiếc lá không còn độc tôn trên khung hình nữa mà hài hòa với cảnh vật xung quanh.


Sơ lược về độ sâu trường ảnh (Tiếp theo)

Tương tự với việc điều chỉnh độ dài tiêu cự. Chụp với tiêu cự ngắn 100mm, tầm nhìn chúng ta được phóng ra xa. Không có đối tượng nào nổi bật nhất trong khung cảnh này, các chi tiết xa xa như cánh cửa cũng hiện lên rõ ràng và sắc nét hơn. Khi tăng dộ dài tiêu cự lên 840mm, hiệu ứng thay đổi rõ rệt. Tầ nhìn được giới hạn trong một mức độ. Bức ảnh lúc này nhấn mạnh vào con chim đang đạu trên cành. Những chi tiết xung quanh trở nên mờ hẳn, nhạt nhòa so với chủ thể chính.

Sơ lược về độ sâu trường ảnh (Tiếp theo)

Việc thay đổi khoảng cách chụp cũng vậy. Hai bức ảnh cho thấy kích thước độ sâu trường được thay đổi khi thay đổi khoảng cách chụp. Khi người chụp di chuyển lại gần hơn với đối tượng, độ sâu trường cũng trở nên mỏng hơn.

Cùng chủ đề: Sơ lược về độ sâu trường ảnh

Khi chụp hình có đầy đủ tiền cảnh, hậu cảnh, những người mới “nhập môn” thường hay canh nét dựa theo điểm Hyperfocal. Hyperfocal là một điểm nằm trong vùng khoảng siêu nét của máy ảnh. Hyperfocal Distance chỉ khoảng cách gần nhất mà từ đó, máy ảnh có thể nhìn rõ nét các đối tượng đến xa vô cùng.. Trong trường hợp này, những vật nằm trong vùng trước ½ điểm Hyperfocal đến vô cực sẽ có nét. Sử dụng phương pháp này, chúng ta có được một trường ảnh rộng nhất.


Sơ lược về độ sâu trường ảnh (Tiếp theo)

Công thức tính Hyperfocal Distance tham khảo thêm cho những ai muốn tìm hiểu sâu về phương pháp này:


Sơ lược về độ sâu trường ảnh (Tiếp theo)

Trong đó: CoC = Viewing Resolutino/ Image Size

Hầu hết chúng ta không cần dùng tới công thức này vì hiện tại, các nhà sản xuất đã cung cấp một bảng thông số Hyperfocal Distance mẫu.

Sơ lược về độ sâu trường ảnh (Tiếp theo)

Ngoài ra, còn có một phần mềm chuyên tính Hyperfocal Distance, người dùng chỉ cần nhập vào các thông tin cần thiết, nó sẽ tính toán và cho ra kết quả chính xác nhất dựa trên những thông số cụ thể của từng loại máy ảnh.


Sơ lược về độ sâu trường ảnh (Tiếp theo)

Đường link của phần mềm này: http://www.cambridgeincolour.com/tutorials/dof-calculator.htm






Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 116 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000